Người trong cuộc và trong giới nói gì về bài thơ Lỗ thủng lịch sử?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mấy ngày qua làng văn Việt Nam dậy sóng dư luận vì một bài thơ có tên Lỗ thủng lịch sử (LTLS) của tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh công bố 19 năm trước. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã đọc được bài thơ này trên trang facebook của nhà văn Trúc Phương; và Lê Thiếu Nhơn đã viết trên trang facebook của anh nhận được gần 600 lời bình luận và gần 200 lượt chia sẻ.

Từ việc kết nạp hội viên

Tạp chí điện tử Ngày Nay đã liên lạc với nhà thơ Lê Thiếu Nhơn và đặt một số câu hỏi nhưng anh từ chối trả lời vì “phát hiện ra bài thơ LTLS là nhà văn Trúc Phương chứ không phải tôi” và vì anh chưa đọc được nguyên văn bài thơ này 19 năm trước cho mãi đến lúc đọc được trên facebook của nhà văn Trúc Phương.

Ngày Nay đã liên lạc qua số điện thoại di động của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhưng gọi nhiều lần vẫn không được do điện thoại của ông tắt máy.

Ngày Nay đã liên lạc với nhà văn Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kiêm phụ trách lĩnh vực sáng tác của hội này. Theo nhà văn Nguyễn Bình Phương, các hội viên được kết nạp vào hội đều được ban chấp hành của hội bỏ phiếu thông qua. Trước khi bỏ phiếu, các thành viên ban chấp hành xét đến tác phẩm của người xin vào hội. Với tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh, ban chấp hành xem xét tác phẩm văn xuôi của anh, vì anh ấy được kết nạp vào hội ở lĩnh vực văn xuôi chứ không phải thơ. Nhận thấy văn xuôi của Nguyễn Hữu Hồng Minh đạt chất lượng nhất định thông qua bỏ phiếu của các thành viên ban chấp hành và phiếu quá bán thì anh ấy trở thành hội viên của hội.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương, chia sẻ thêm: “Vì Nguyễn Hữu Hồng Minh vào hội ở lĩnh vực văn xuôi nên chúng tôi chỉ đánh giá văn của anh ấy. Trong sáng tác, các nhà văn, nhà thơ luôn mong muốn được tự do sáng tác, tự do thể hiện nhưng thực tế thì rất nhiều người tỏ ra khó chịu khi đồng nghiệp viết khác mình hoặc không giống mình, phải chăng đây là sự mâu thuẫn? Còn việc sáng tác như thế nào, có vi phạm pháp luật hay không đã có các cơ quan quản lý nhà nước xử lý. Cá nhân tôi luôn ủng hộ sự sáng tạo trong khuôn khổ quy định của pháp luật”.

Người trong cuộc và trong giới nói gì về bài thơ Lỗ thủng lịch sử? ảnh 1

Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh (trái) đã được Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều (phải) mời vào hội. Hình do nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh cung cấp.

Nguyễn Hữu Hồng Minh: Tôi đã từng sống dở chết dở

Ngày Nay đã đặt câu hỏi và nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh (NHHM) trả lời.

Ngày Nay: Bài thơ Lỗ thủng lịch sử (LTLS) anh viết 19 năm trước tưởng đã bị thời gian chôn vùi nay lại tiếp tục dậy sóng văn đàn có phải vì lý do anh được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam?

NHHM: Thực ra tôi không nghĩ như vậy. Bởi cách đây 19 năm khi bài thơ ra đời tôi có “hội hè” gì đâu thì bài thơ vẫn dậy sóng. Bài thơ LTLS đã bị cơ quan quản lý đặt vào “vùng cấm” không khuyến khích NHHM viết và viết về NHHM” có họp và chỉ thị hẳn hoi. Điều này nhà báo Hồ Thu Hồng (lúc ấy là Phó tổng biên tập tờ Thể Thao Văn Hóa) có cho tôi biết nhưng chị vẫn tìm mọi cách để cho tôi xuất hiện và viết trên báo TTVH lúc ấy để kiếm sống trong một sự bức bách tuyệt vọng. Các báo thời điểm đó (2003) đều không được in bài có tên NHHM. Ngay báo Thanh Niên cũng yêu cầu tôi đổi tên khác, nếu viết in được thì lấy nhuận bút như một CTV tự do trong khi trước đó tổng biên tập báo Thanh Niên đã nhận hồ sơ của tôi. Tôi bị bỏ ra ngoài suốt gần 10 năm cho đến ngày tổng biên tập báo Thanh Niên lúc ấy ra đi! Đó là một giai đoạn dở sống dở chết mà tôi cũng không còn muốn nhớ lại...

Ngày Nay: Với anh, để trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam có phải là mục tiêu để anh cầm bút?

NHHM: Hội Nhà Văn Việt Nam chưa bao giờ có trong suy nghĩ của tôi. Tôi là một nghệ sĩ, một nhà thơ tự do. Tôi biết mình viết gì và tự chịu trách nhiệm với tác phẩm của mình. Không ca thán, không luyến tiếc. Đó cũng chính là lý do tại sao 19 năm bây giờ tôi mới công bố sự thật về bài thơ LTLS.

Ngày Nay: Xin anh cho biết suy nghĩ về việc của 19 năm trước nay được nhắc lại bởi người cùng trong giới viết lách?

NHHM: Tôi không hiểu tại sao mọi việc lại trở thành nghiêm trọng như vậy khi tôi là một thi sĩ tự do được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam mời vào Hội và bài thơ LTLS đã viết trước đó 19 năm về trước để tôi đã được sống, nếm cảnh “một mùa địa ngục” không lương lậu ổn định, vật vờ như ma trơi, sống dở chết dở, vừa cưới vợ, sinh con, ở nhà thuê...lúc đó! Nếu việc tôi trở thành một hội viên của các anh, chị theo lời mời của người đứng đầu Chủ tịch Hội đó mà các anh, chị không ưa thì tôi đi về là xong chứ tôi có thèm đến đó đâu! Mà tôi cũng nói cho các anh, chị biết rằng tôi đến Hội nhà văn Việt Nam như một lời mời thượng khách của ngài chủ tịch! Có gì thì các anh chị đóng cửa bảo ban với nhau. Đừng để thiên hạ cười không đủ phép tắc văn hóa xã giao ứng xử tối thiểu của một người văn minh chứ chưa nói đến là nhà văn, là người cầm bút, sáng tạo chữ nghĩa. Còn bây giờ thì tôi xin phép tôi đi về đây!

Nhắc lại chỉ tổn thương nhau

Nhà văn Nguyễn Một: Thơ NHHM nhiều bài hay và dữ dội, nhưng với bài LTLS thì tôi phản đối! Phản đối không phải ngôn ngữ tục hay thanh mà tôi không hài lòng vì Minh gắn tên thật của những phụ nữ trong giới văn chương với những ngôn từ khiếm nhã! Về mặt pháp luật họ có thể kiện Minh, nhưng với sự độ lượng và bao dung vốn có của phụ nữ họ bỏ qua cho tuổi trẻ nông nỗi của anh. 20 năm, mọi người cũng đã dần quên và Minh cũng đã định hình được cho mình trên con đường sáng tác. Hôm nay bài thơ được nhắc lại và với facebook nó được phổ biến hơn, tất nhiên những người phụ nữ trong bài thơ một lần nữa bị tổn thương! 20 năm, những người phụ nữ thành mẹ thành bà, Minh cũng đã có con và hẳn nhiên nhận thức của Minh cũng đã thay đổi. Tôi nghĩ: Là người đàn ông tử tế và công chính Minh nên có lời xin lỗi đến với những người phụ nữ và gia đình của họ. Tôi nghĩ: Việc Minh có vào hội hay bị rút quyết định không quan trọng bằng lời xin lỗi.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến: Với bài thơ của NHHM là bài thơ cũ đã xuất hiện từ lâu, quan điểm của tôi về bài thơ là không thích đặc biệt là tác giả đưa tên cụ thể của một số nữ nhà văn vào là việc làm trái cả đạo lý lẫn pháp luật. Những người có tên có thể kiện tác giả hành vi xúc phạm người khác. Quan điểm của tôi là không nên đánh đồng bài thơ và việc kết nạp hội viên vào làm một và lấy đây là lý do để tước quyết định kết nạp hội viên. Bởi lý do bài thơ đã xuất hiện khá lâu. Việc kết nạp NHHM vào Hội xảy ra ở thời điểm hiện tại chẳng liên quan gì đến quá khứ. Cần rạch ròi quá khứ và hiện tại. Tất cả chỉ có thế mong rằng những người có liên quan và trách nhiệm đến câu chuyện này cần lên tiếng không để một việc chẳng có gì to tát lại thành câu chuyện thị phi nặng nề. Và một số bạn cầm bút, các bạn chửi hay lắm nhưng tôi biết trong đó có bạn từng ước ao vào Hội nhưng mơ ước không thành. Chuyện Hội hay không tôi nghĩ chẳng quan trọng gì để phải chửi mà quan trọng nhất là tác phẩm. Và nữa những nhà văn như tôi từ xưa đến nay không ăn tàn phá hoại tiền bạc ngân sách đâu, chúng tôi sống bằng nghề, sống đàng hoàng dư dả bằng chính tác phẩm của mình.

Dịch giả Nguyễn Lệ Chi: Tôi không đủ sự lãng mạn để làm thơ, cũng không đủ sự điên rồ hoặc phút giây bốc đồng nổi loạn để viết nên những câu từ gây tranh cãi tới tận hơn 19 năm sau như anh Minh đã viết. Nhưng theo tôi, thơ của anh có chất riêng, cá tính riêng mà không phải ai cũng viết được. Có lẽ với anh, thơ như lời tự sự bật lên tiếng nói lòng trong từng khoảnh khắc của đời anh, nó ghi nhận một cảm xúc rất cá nhân, rất thẳng thắn tới trần trụi. Ngôn từ của anh không bóng bẩy, không giả tạo. Nó có thể tích cực hoặc tiêu cực, có thể lấp lánh, tụng ca, hoặc đau đớn, hoặc bi lụy, hoặc chán chường, tung hê tất thảy. Nó có thể đồng cảm với người này nhưng gây khó hiểu, chán ghét với người khác. Đó là điều hết sức bình thường.

Tôi tin rằng khi anh viết ra những câu thơ trước tiên để thỏa mãn chính mình, và đôi khi sự tự sướng đó cũng có lúc quá đà như bài LTLS. Cá nhân tôi cũng không thích bài này và cho rằng đây chỉ là một phút bốc đồng nổi loạn với kiểu sáng tác underground mà không ít giới văn nghệ sĩ nước ngoài từng làm. Bài thơ chuyển tải sự ẩn ức tới vật vã của một người đàn ông với cái tôi to lớn muốn chinh phục cả thế giới, nhưng thực tế lại trần trụi và bất lực hơn chúng ta nghĩ. Nó cũng có thể là sự đau đớn âm ỉ giằng xé cái tôi trước sự bất lực giữa tinh thần và thể xác mà phần lớn con người chúng ta vẫn đã, đang và tiếp tục mắc phải.

Phần bị coi là phản cảm nhất là ngôn từ trần trụi, thô tục đến mức khiến không ít người choáng váng. Người ta đã tập trung vào phân tích nó, ném đá nó mà quên mất không tập trung vào ngầm ý mà tác giả muốn chuyển tải cùng sự uẩn ức đầy bế tắc.

Việc bị ném đá hội đồng vì một bài thơ sáng tác cách đây tới hơn 19 năm theo tôi là một điều thật tệ hại không khác gì một cuộc đấu tố văn hóa kiểu xét lại. Nó sẽ giết chết cảm xúc của người sáng tác và khiến không ít người có ý định viết thơ khác sẽ hoảng sợ, khiếp hãi và sẽ cực kỳ cân nhắc khi viết lách, bởi ai cũng có quyền đứng lên chửi mắng tác giả, phân tích từ câu chữ tới chuyện đời tư.

Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.