Nguồn cung thẻ nhớ toàn cầu bị đe dọa do căng thẳng Nhật-Hàn

(Ngày Nay) - Một cuộc tranh chấp thương mại leo thang giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tác động đến các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, cản trở việc nhập khẩu các bộ phận chính để sản xuất thẻ nhớ và màn hình điện thoại thông minh.
Nguồn cung thẻ nhớ toàn cầu bị đe dọa do căng thẳng Nhật-Hàn

Vào ngày 1/7, Nhật Bản đã công bố siết chặt hoạt động xuất khẩu các loại vật liệu sang Hàn Quốc bao gồm: polyamit fluoride, chất phát quang và hydro florua - vốn được sử dụng trong sản xuất thể nhớ bán dẫn và điện thoại thông minh.

Tại một cuộc họp báo sau động thái này, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshida Suga đã đề cập đến một phán quyết gần đây của tòa án Hàn Quốc yêu cầu chính quyền Tokyo bồi thường cho những người Triều Tiên bị cưỡng bức lao động trong Thế chiến thứ hai và thời bán đảo Triều Tiên là thuộc địa của Nhật Bản.

Tòa án Hàn Quốc đã bác bỏ đơn kháng cáo vào cuối năm ngoái của Tập đoàn thép Nippon Nhật Bản chống lại phán quyết yêu cầu họ phải trả khoảng 85.000 USD tiền bồi thường cho các nạn nhân.

Một mặt, ông Suga phủ nhận các vấn đề có liên quan, ngoài ra ông cáo buộc Seoul liên tục bác bỏ "mối quan hệ thân thiện lâu dài giữa hai quốc gia" và nói rằng do kết quả của tòa án phán quyết "mối quan hệ tin cậy đã bị tổn hại nghiêm trọng".

Trong khi đó, ông Hiroshige Seko - Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cho biết "rất khó để hợp tác kiểm soát xuất khẩu dựa trên mối quan hệ đáng tin cậy với Hàn Quốc".

Trong quý I năm nay, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết các công ty nước này đã nhập 94% polyamit fluoride, 92% các chất phát quang và 43,9% hydro florua từ Nhật Bản.

Việc kiểm soát xuất khẩu là một vấn đề gây đau đầu đối với các công ty Hàn Quốc như Samsung và SK Hynix, các công ty kiểm soát hơn 63% thị trường thẻ nhớ toàn cầu, theo số liệu của KITA.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết hôm thứ Tư rằng các biện pháp kiểm soát sẽ là "cú hích cho nền kinh tế" và có thể phá vỡ nguồn cung thẻ nhớ toàn cầu. Chính quyền Seoul đang làm việc với "quyết tâm cao độ trước các hành vi siết chặt xuất khẩu của Nhật Bản".

"Chính phủ đang cố gắng hết sức cho một giải pháp ngoại giao", Tổng thống Moon nói. "Tôi hy vọng chính phủ Nhật Bản sẽ hồi đáp và sự việc sẽ không còn đi vào ngõ cụt nữa".

Tổng thống Hàn Quốc đã gặp các đại diện doanh nghiệp, bao gồm từ Samsung và LG, vào thứ Tư tại Seoul. Phía Samsung cho biết họ đang "đánh giá tình hình hiện tại và xem xét một số biện pháp để giảm thiểu tác động đến hoạt động sản xuất".

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã cáo buộc Nhật Bản vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và kêu gọi các cuộc đàm phán song phương được ấn định diễn ra vào thứ Sáu.

Kotaro Nogami, Phó Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, đã phủ nhận các cáo buộc này và nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy các hạn chế đã vi phạm quy tắc của WTO.

Ông Nogami cho biết phía Nhật Bản sẽ tổ chức "nhiều cuộc họp cấp độ làm việc" với các đối tác Hàn Quốc nhưng khẳng định

Giữa hai quốc gia Đông Bắc Á tồn tại những mối quan hệ phức tạp, một mặt cả hai đều là những đồng minh của Mỹ trong khu vực, mặt khác hai nước vẫn ngầm đối đầu với nhau về các vấn đề thương mại, tranh chấp lãnh thổ do các yếu tố lịch sử để lại.

Tokyo và Seoul cũng cho thấy quan điểm đối nghịch về vấn đề Triều Tiên, trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chủ trương các hoạt động nhằm tái lập nền hòa bình trong khu vực bằng việc duy trì đối thoại với Bình Nhưỡng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại tỏ ra lạnh nhạt và thường xuyên chỉ trích Triều Tiên.

Sau tuyên bố về kiểm soát xuất khẩu, người Hàn Quốc đã kêu gọi tẩy chay các sản phẩm tiêu dùng và du lịch của Nhật Bản, với hơn 36.000 người cũng ký một bản kiến nghị lên chính quyền Seoul kêu gọi có hành động trả đũa Tokyo.

Theo CNN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.