Nguy cơ hình thành bão số 8 trên biển Đông

(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines), cơn bão mới có thể mang theo mưa to và gió mạnh, khiến người dân vùng ven biển cần chú ý cập nhật thông tin và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó phù hợp.
Nguy cơ hình thành bão số 8 trên biển Đông

Các chuyên gia nhận định, hồi 10 giờ (10/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250 km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149 km/giờ), giật cấp 16. Di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 5 km/giờ.

Trên biển, đêm 10/11, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) có mưa bão; vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Đến 10 giờ ngày 11/11, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 5-10 km/giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc-111,8 độ Kinh Đông; trên vùng biển phía Tây Bắc Hoàng Sa; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9, giật cấp 11. Khu vực vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) có độ rủi ro thiên tai cấp 3; riêng khu vực từ 17-21 độ Vĩ Bắc; 111-115,5 độ Kinh Đông có độ rủi ro thiên tai cấp 4.

Từ 10 giờ ngày 12/11, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 15 km/giờ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới; vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Quảng Nam, Bình Định; sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7, giật cấp 9. Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa), vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi có độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 10 giờ ngày 13/11 Tây Nam, áp thấp suy yếu thành một vùng áp thấp, trên khu vực Tây Nguyên với sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.

Ngoài ra, đêm 11/11, cơn bão TORAJI có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông. Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-11, giật cấp 14, biển động dữ dội; sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m.

Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm 4-6 m; biển động rất mạnh.

Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 3-5 m; biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2; vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) cấp 3. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
(Ngày Nay) - Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
(Ngày Nay) - Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa lớn được khởi công xây dựng năm 1964 theo đồ án thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ. Việt Nam Quốc Tự còn là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh nổi tiếng nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.