Nguy cơ về một 'mùa hè bất mãn' dọc biên giới Trung - Ấn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng một “mùa hè bất mãn” có thể đang hình thành dọc biên giới Ấn Độ với Trung Quốc, với những bất đồng giữa hai nước láng giềng và sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng trong khu vực có thể thúc đẩy các hoạt động quân sự leo thang.
Nguy cơ về một 'mùa hè bất mãn' dọc biên giới Trung - Ấn

Kể từ khi các cuộc đụng độ chết người nổ ra vào năm 2020 dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), những nỗ lực của New Delhi và Bắc Kinh nhằm xoa dịu căng thẳng đã thất bại.

Trong khi một số binh sĩ đã được rút khỏi các điểm dọc theo đường biên giới dài khoảng 3.500 km, nhiều cuộc đàm phán để đạt được một giải pháp tương tự ở Demchok và Depsang, thuộc vùng Ladakh của Ấn Độ, đã gặp trở ngại kể từ tháng 9 năm ngoái.

Trong bối cảnh tranh chấp đang diễn ra, các nhà ngoại giao hàng đầu của hai cường quốc hạt nhân đã đưa ra những đánh giá rất khác nhau về cuộc khủng hoảng biên giới.

Vào cuối tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc cho biết tình hình biên giới "nhìn chung là ổn định" và cả hai bên đã duy trì liên lạc thông qua các kênh quân sự và ngoại giao.

“Ổn định” cũng là cách Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương mô tả về tình hình biên giới vào ngày 4/5 trong cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ S Jaishankar, đồng thời nói thêm rằng hai nước phải “rút ra bài học từ lịch sử và hướng quan hệ song phương từ tầm nhìn chiến lược và dài hạn”.

Phản ứng của Ấn Độ cho thấy cách nhìn nhận của New Delhi về các sự kiện rất khác nhau.

“Tôi đã nói rất rõ ràng, một cách công khai, rằng quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ là không bình thường và không thể bình thường nếu hòa bình và ổn định ở các khu vực biên giới bị xáo trộn", Ngoại trưởng Jaishankar nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc tại Thượng Hải.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng đáp trả những bình luận của ông Lý Thượng Phúc, rằng việc vi phạm các thỏa thuận song phương tại LAC đã "làm xói mòn toàn bộ cơ sở của quan hệ song phương" và kêu gọi các vấn đề liên quan đến LAC được giải quyết theo "các thỏa thuận và cam kết song phương hiện có".

Theo Sameer Patil, một thành viên cấp cao của viện nghiên cứu Observer Research Foundation có trụ sở tại Delhi, ngày càng có sự “mất kết nối” giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

“Ngay cả các cuộc gặp cấp bộ trưởng giữa hai bên cũng đang chỉ ra nhiều sự khác biệt và bất hòa hơn là bất kỳ sự đồng thuận nào về các vấn đề", ông Patil chỉ ra.

BR Deepak, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở Delhi, đã đồng ý với nhận định trên và cho rằng việc thiếu một giải pháp trong cuộc đối đầu ở biên giới là lý do dẫn đến sự khác biệt ngày càng tăng.

“Mối lo ngại của Ấn Độ là tình hình dọc theo LAC ở khu vực phía tây không bình thường, vì hơn 100.000 binh sĩ vẫn được hai nước triển khai ở đó, ngay cả khi cả hai bên đã có thể giải quyết hầu hết các điểm xung đột thông qua những cuộc gặp cấp tư lệnh quân đoàn", ông Deepak nói.

Amrita Jash, phó giáo sư về địa chính trị và quan hệ quốc tế tại Học viện Giáo dục Đại học Manipal, cho biết giải pháp cho cuộc đối đầu khó có thể xảy ra vì lập trường của hai nước “hoàn toàn trái ngược” với nhau.

“Ấn Độ muốn giữ nguyên trạng dọc theo LAC, như nó đã tồn tại trước tháng 5 năm 2020, trong khi Trung Quốc khẳng định rằng không có tranh chấp biên giới nào cả", phó giáo sư Jash nói.

Trong những tháng sau khi xung đột nổ ra, cả hai quốc gia đều thừa nhận đã xảy ra các vấn đề ở biên giới, thậm chí thường xuyên có những cáo buộc về việc ai chịu trách nhiệm.

Tuyn nhiên, chính quyền Bắc Kinh gần đây đã cố gắng giảm nhẹ xung đột biên giới, với việc tướng Lý Thượng Phúc nhấn mạnh trong cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ rằng cả hai bên phải “đặt vấn đề biên giới ở một vị trí phù hợp trong quan hệ song phương” để có “quan điểm dài hạn”.

"Chính quyền Delhi khó có thể chấp nhận điều này. Lập trường của Ấn Độ chỉ trở nên vững chắc hơn trong ba năm qua", ông Jash cho biết.

Lập trường cứng rắn của Ấn Độ càng được thúc đẩy bởi những nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm khẳng định mình trong khu vực ngay cả khi căng thẳng diễn ra âm ỉ dọc biên giới.

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương gần đây đã hội đàm với Tổng thống Pakistan Arif Alvi và tư lệnh quân đội Asim Munir, nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng “tăng cường trao đổi quân sự và hợp tác quốc phòng” với Islamabad, đối thủ truyền kiếp của Delhi.

Trung Quốc đã tăng cường hiện diện ở Bangladesh, với việc Thủ tướng Sheikh Hasina khánh thành căn cứ tàu ngầm đầu tiên của nước này, được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc, vào tháng 3 năm nay.

Bắc Kinh cũng đã tích cực đàm phán với Bhutan để giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài hàng thập kỷ.

Hồi tháng 4, Trung Quốc đã “đổi tên” vị trí thứ 11 tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khu vực mà Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền, thậm chí “kiên quyết phản đối” chuyến thăm khu vực này của Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah vài ngày sau đó.

Ấn Độ đã phản pháo kịch liệt. “Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện một nỗ lực như vậy. Chúng tôi hoàn toàn phản đối điều này. Arunachal Pradesh đã, đang và sẽ luôn là một phần không thể tách rời và không thể tách rời của Ấn Độ", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định.

Giáo sư Deepak cho biết chính quyền Delhi phải tiếp tục thúc đẩy các giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng trong năm nay khi Ấn Độ giữ chức chủ tịch của hai nhóm đa phương lớn là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và G20.

“Vì các đường dây liên lạc mở và các cam kết song phương và đa phương đang gia tăng, nên có khả năng sẽ sớm đạt được một thỏa thuận về việc rút quân trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể có chuyến thăm Ấn Độ vào cuối năm nay”, ông Deepak dự đoán.

Tuy nhiên, ông Rakesh Sharma, cựu chỉ huy quân đội phía bắc của Ấn Độ ở vùng Ladakh, lại cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ nhắm mục tiêu xâm lấn sâu hơn vào lãnh thổ Ấn Độ dọc theo biên giới bằng cách tận dụng khả năng cơ động gia tăng do băng tan dọc theo dãy núi Karakoram vào mùa hè.

“Một mùa hè bất mãn khác dường như sắp diễn ra", ông Sharma nói, đồng thời lưu ý rằng việc thiếu một giải pháp rõ ràng, cùng với những căng thẳng ngoại giao, có thể dẫn đến những hành động thù địch mới giữa quân đội hai bên.

Phó giáo sư Jash đồng ý rằng các hành động thù địch có thể gia tăng, chỉ ra cuộc đụng độ vào tháng 12 năm ngoái giữa các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Tawang của Arunachal Pradesh, khiến ít nhất 6 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng binh sĩ Trung Quốc không được tiết lộ bị thương.

Ông Sharma cho biết việc tạo ra các "vùng đệm" giữa hai bên đã làm giảm sự kiểm soát của Ấn Độ đối với các khu vực mà họ đã tuần tra từ những năm 1980, chẳng hạn như Depsang.

Để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh thổ của mình, Ấn Độ “sẽ phải triển khai quân đội ở các vị trí tiền tiêu”, nhưng một động thái như vậy có thể tiếp tục khuấy động sự thù địch giữa các nước láng giềng.

“Không có gì đảm bảo về những gì có thể xảy ra trong ba đến bốn tháng tới", ông Sharma nói.

Theo SCMP
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.