Nguyên mẫu đời thực của Hàm Hương trong Hoàn châu cách cách

Dung phi (1734-1788), vợ vua Càn Long thời Thanh (1644-1912), được xác nhận là nguyên mẫu nhân vật Hàm Hương nổi tiếng trong phim Hoàn châu cách cách.
Nguyên mẫu đời thực của Hàm Hương trong Hoàn châu cách cách

Nguyên mẫu đời thực của Hàm Hương trong Hoàn châu cách cách ảnh 1

Chân dung Hàm Hương, tức Dung phi triều Thanh. Ảnh:Baike

Theo Qingchao, không chỉ nổi tiếng trong phim Hoàn châu cách cách hơn 10 năm trước, nhân vật Hàm Hương hay còn gọi là "Hương phi" thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm vào cuối triều Thanh.

Tên gọi này có từ năm thứ 18 thời vua Quang Tự (1875-1908), tức 1892, trong tác phẩm "Tây Cương tạp thuật thi" của nhà văn Tiêu Hùng. Nhà văn này viết rằng, Hàm Hương thời Càn Long là người Khách Thập Cát Nhĩ, thân thế bất phàm, khắp người tỏa hương thơm, tính tình thật thà, thương mẹ nhưng phải xa nhà.

Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, đây là người có thật trong lịch sử Trung Quốc. Họ phát hiện phần mộ của Hàm Hương tại lăng Tuân Hóa Thanh Đông, thuộc thành phố Đường Sơn, tỉnh Hồ Bắc.

Trong mộ có bức tượng, phía dưới viết chữ "Hàm Hương là người Hồi Bộ (tức Tân Cương ngày nay), nàng vô cùng xinh đẹp, khắp người tỏa hương thơm mà không dùng dược liệu nên được gọi là Hàm Hương".

Vua Càn Long (1735-1796) có hơn 40 phi tần và quả thật có một phi người dân tộc Hồi là Dung phi. Việc trên người nàng có tỏa hương thật hay không không thể kiểm chứng.

Nguyên mẫu đời thực của Hàm Hương trong Hoàn châu cách cách ảnh 2

Tranh vẽ vua Càn Long thời Thanh. Ảnh: Baike

Hàm Hương sinh ra trong gia tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương nên còn gọi là Hòa Trác Thị. Anh trai nàng là Đồ Nhĩ Đô, thủ lĩnh thứ 29 của Hồi Bộ.

Năm 1760, sau khi dẹp loạn ở Hồi Bộ, Đồ Nhĩ Đô cùng các trợ thủ của mình tới Bắc Kinh, được vua Càn Long tiếp đón nồng hậu và phong làm Nhất đẳng đại cát. Em gái Đồ Nhĩ Đô khi đó 27 tuổi cũng được vào cung, được phong làm Hòa quý nhân, chính là Hàm Hương. Càn Long sau khi thống nhất Tân Cương liền yêu cầu liên hôn vì mục đích chính trị.

Tương truyền khi Hàm Hương vào cung thì có điềm lành, cây vải phương Nam trồng trong cung năm đó sai hơn 200 quả. Vì vậy, nàng rất được vua xem trọng và yêu thương. Năm thứ ba sau khi nàng vào cung, tức 1762, hoàng thái hậu sắc phong nàng làm Dung tần.

Năm 1765, vua Càn Long đi thị sát phía nam, mang theo hơn 1.000 người trong hoàng tộc, trong đó có Hàm Hương. Trên đường đi, vua vô cùng sủng ái nàng, tặng nàng hơn 80 loại món ăn. Vẻ đẹp và tình yêu quê hương của Hàm Hương khiến vua càng thêm yêu thương và tín nhiệm nàng. Năm 1768, hoàng thái hậu phong nàng làm Dung phi và tặng nàng quần áo và trang sức triều Mãn Châu.

Do hoàng hậu qua đời, vua Càn Long không muốn lại lập hậu. Năm 1775, hoàng quý phi bị ban tội chết, còn mỗi Dung phi là người có địa vị cao nhất trong cung, được vua coi trọng. Năm 1788, Hàm Hương qua đời, hưởng thọ 55 tuổi.

Theo Vnexpress

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.