Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và tấm vé ngược chiều về một thời ‘mũ rơm, mũ cối’

(Ngày Nay) -Đó là những ký ức “ngổn ngang lẫn tươi rói của một thời hoa niên”của nhà văn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và những người cùng thời với anh,  gắn liền với một Hà Nội từ thời chiến tranh vắt sang thời hậu chiến, cuộc sống đầy khó khăn nhưng vẫn lấp lánh vẻ đẹp hào hoa,  thấm đẫm tình người.
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt tác phẩm "Chúng tôi - Một thời mũ rơm, mũ cối" của nhà văn, nhà báo, nhà giáo Huỳnh Dũng Nhân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo.
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt tác phẩm "Chúng tôi - Một thời mũ rơm, mũ cối" của nhà văn, nhà báo, nhà giáo Huỳnh Dũng Nhân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo.

Thời gian một chiều, đi mãi rồi hết,

Đi; Yêu và viết

Không có gì ngoài cả cuộc đời.

Tôi đọc những câu thơ này của anh Huỳnh Dũng Nhân khi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học báo chí và như bao cô cậu sinh viên báo chí 7x đời giữa, anh là thần tượng của chúng tôi về nghề. Thuở anh đã rất nổi danh như một “ông vua phóng sự” của làng báo, với “Ăn tết trong rừng chó sói”, ‘ Những người đi trong gió”, “Tôi đi bán tôi” hay “Kính thưa ô Sin”, thì chúng tôi mỗi ngày ngoài giờ học đều ngoan ngoãn, nghiêm chỉnh ngồi trong thư viện trường và đem văn anh ra làm mẫu. Có rất nhiều phóng sự của tôi hồi mới ra trường ảnh hưởng văn phong “kiểu Huỳnh Dũng Nhân”.

“Em không phải thế hệ 5X, 6X nhưng anh vẫn mong có được sự đồng cảm của em về một thời “mũ rơm, mũ cối”. Tôi nhận cuốn sách “Chúng tôi- một thời mũ rơm mũ cối” của Huỳnh Dũng Nhân với lời đề từ “bản tặng Lê Thanh Lương” hết sức trân trọng vào một ngày Hà Nội đang mùa cây thay lá, đã cạn mùa xuân để chuẩn bị chuyển qua mùa hạ. Dù đang rất bận rộn, tôi vẫn dành trọn một buổi sáng, ngồi bên ô cửa sổ trong khu vườn yên tĩnh- khu đoàn ngoại giao Vạn Phúc- có lẽ là nơi duy nhất còn sót lại những dấu vết như thời 1980 để đọc một mạch hết hơn 300 trang viết.

Khi tôi ngẩng lên, ánh nắng nhè nhẹ đã trải đều trên những vạt lá xanh biêng biếc, cuốn sách của anh làm tôi thực sự bâng khuâng, muốn chạy ngay lên Hàng Trống, đứng ngắm lại cây đa cổ thụ huyền thoại của làng báo, ghé qua khu nhà tập thể báo Nhân Dân (ở ngõ Lý Thường Kiệt), để hình dung, cậu bé Huỳnh Dũng Nhân và những đồng nghiệp nổi tiếng, làm báo ai cũng từng nghe danh, thời “mũ rơm, mũ cối” đã trải qua thời hoa niên khó quên đến thế nào, để mãi về sau này, khi anh sống ở cách Hồ Gươm hơn 1000 ki lô mét, vẫn khắc khoải nhớ con ngõ nhỏ “của người đi xa” tới như vậy.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và tấm vé ngược chiều về một thời ‘mũ rơm, mũ cối’ ảnh 1

Tác giả Huỳnh Dũng Nhân và họa sĩ thiết kế trang bìa Võ Anh Thơ

Hỳnh Dũng Nhân từng trải lòng, anh viết “Chúng tôi- một thời mũ rơm mũ cối” không như một tác phẩm văn học, mà là cuộc “đo đạc lại, kiểm định, thu nhặt những gì đọng lại trên quãng đường hơn nửa thế kỷ tôi đã đi qua”.

Toàn bộ hơn 300 trang sách gồm cả hình ảnh, tư liệu, là những tự sự, ký ức chân thật, sống động của cá nhân anh, gia đình anh, bạn bè anh và hơn thế, là thế hệ của anh. Thế hệ mà như lời đề tựa của Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang Ngọc- người Huỳnh Dũng Nhân gọi là Huynh trưởng của thế hệ các con em báo Nhân dân thập niên 50-60: “Đó là thời đạn bom và con người sống với nhau, là tuổi nhỏ học đường đã trải qua trong những năm máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc…giá trị độc đáo của cuốn sách ở cách tiếp cận từng sự kiện, từng con người, có tính lựa chọn cao…Những kỷ niệm đẹp như thế ngoài đời cũng như đọng lại trong cuốn sách này đáng để chúng ta còn nhiều điều suy ngẫm”.

Qua hơn 300 trang viết, Huỳnh Dũng Nhân kể lại cho bạn bè cùng thời cũng như lớp hậu sinh như chúng tôi, kể cả lớp 8X, 9X và thế hệ Y, thế hệ Z sau này về Trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân, về những nhà báo đáng kính, những nhân cách đáng trọng của những con người thời “mũ rơm, mũ cối”, về những nếp nhà bình dị, trong gian khổ vẫn lạc quan, vẫn nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi, sống có hoài bão, lý tưởng. “Những đứa trẻ lớn lên, mỗi người một số phận nhưng sự tận tụy hi sinh và tính trung thực luôn là nét chung của hết thảy”.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và tấm vé ngược chiều về một thời ‘mũ rơm, mũ cối’ ảnh 2

Học sinh Hà Nội thời mũ rơm, mũ cối, ảnh tư liệu

Cuốn sách cho mỗi người thế hệ 5X, 6X, nhất là những người sống ở Hà Nội, một tấm vé trở về thời hoa niên, thời của Hà Nội hào hoa mà anh dũng, thấm đẫm tình người, đến nỗi nhớ cũng “ngẩn ngơ trên từng viên ngói vỡ”. Thời của Hồ Gươm cũng lãng đãng nghe tiếng rao đêm, của một thành phố khó khăn, oằn mình trong bom đạn, trong kinh tế bao cấp nhưng vẫn có tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, có bím tóc tết đuôi sam tập vũ Ba Lê bằng đôi giày tập cũ mèm...

Với Huỳnh Dũng Nhân, thì còn hơn thế, chặng đường từ thời mũ rơm, mũ cối tới những bước chân “đi, yêu và viết” của anh sau này, đã được đặt nền móng từ những bước chân trần đầu tiên trên những con phố xưa cũ của một Hà Nội “nhân văn và hào hoa”. Nền móng mà anh từng đặt câu hỏi” sao hồi đó vất vả thế mà các bậc phụ huynh ở báo Nhân Dân ai cũng nuôi con cái lớn thành người, có ích cho đất nước, cho xã hội”, Rồi anh lại tự trả lời được rằng “Tôi rưng rưng nhận thấy, vốn liếng gia tài quý báu nhất của tôi chính là gia đình, bè bạn, đồng nghiệp và sự nghiệp. Có những điều đó là nhờ cuộc đời tôi may mắn gặp được những người tốt và được sống trong một môi trường nhân văn, hướng thiện, được lớn lên trong những năm tháng hào hùng của Hà Nội”.

Con người chúng ta có thể dùng kí ức làm nhiên liệu để mà sống, Huỳnh Dũng Nhân còn làm được nhiều hơn thế, anh hun nhiên liệu ký ức chảy thành những mạch ngầm, làm xốn xang những trái tim của một thời mũ rơm mũ cối lẫn những người yêu Hà Nội, yêu những giá trị nhân văn, thấm đẫm trong cuộc sống, dù có bộn bề và đảo lộn biết bao nhiêu.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.