Nhà sáng chế 'hai lúa' ở xứ cà phê

(Ngày Nay) -Thật hy hữu khi một nông dân chưa học hết lớp 5 lại có hàng loạt sáng chế độc đáo và hữu ích, đáp ứng mong mỏi của nông dân.
Ông Bảy giải thích cơ chế hoạt động của máy sấy NK700.
Ông Bảy giải thích cơ chế hoạt động của máy sấy NK700.

Nhà sáng chế “hai lúa” Đặng Văn Bảy vừa được Thủ tướng tặng bằng khen và là một trong 63 gương “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016”.

"Ở vùng đất này hiếm có người đam mê, sáng tạo và ham nghiên cứu như ông ấy”, lãnh đạo chính quyền địa phương nói.

Nhiều người dân ở xã Hòa Ninh (huyện Di Linh, Lâm Đồng), từ các bác nông dân đến lái xe ôm đều biết tiếng và chỉ đường cho chúng tôi đến xưởng cơ khí của ông Bảy ở tận thôn 14 xa xôi.

“Nhà tôi đi giao máy sấy ở huyện bên. Hôm nay chưa chắc về được”, bà Thơm, vợ ông Bảy nói. Khi biết chúng tôi từ thành phố Đà Lạt xuống và phải mất cả buổi mới đến được đây, bà Thơm điện thoại cho chồng rồi bảo: “Khoảng một tiếng nữa ông ấy sẽ về”.

Xứ cà phê không còn phải… trông trời!

Gương mặt mệt mỏi, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, ông Bảy nói vừa giao chiếc máy sấy nông sản NK700 cho một nông hộ ở Tân Phát. Hôm nay, phải chạy thử máy cho khách nên đêm qua không ngủ được, trằn trọc suy nghĩ liệu máy chạy có ổn không?

Phải biết rõ cái nết của nó để tư vấn cho khách hàng. Cái máy trị giá gần trăm triệu đồng, có khi là tất cả vốn liếng của gia đình nên họ yêu cầu cao lắm. Máy phải chạy thật êm mới chịu thanh lý hợp đồng.

Đây là loại máy sấy nông sản dùng công nghệ nhiệt sinh khối đầu tiên của Việt Nam, đã đạt giải cao nhất tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng năm ngoái. Máy không chỉ đảm bảo chất lượng nông sản, ít hao tốn chất đốt mà còn bảo vệ môi trường.

Ông Bảy say sưa giải thích: Hệ thống máy gồm bộ cung cấp nhiệt, bồn chứa và bộ lọc siclô. Bộ cung cấp nhiệt sử dụng nhiên liệu là các loại phế thải nông nghiệp vốn rất dồi dào như cùi bắp, vỏ trấu, vỏ cà phê… Khi đưa nhiên liệu vào lò ém khí sẽ sinh ra khí gas để cung cấp nhiệt cho máy. Hơi nước và tạp chất trong quá trình sấy sẽ được lọc qua bộ lọc và không còn những loại khí độc hại thải ra môi trường.

Di Linh là thủ phủ cà phê ở Nam Tây Nguyên. Mỗi khi đến mùa thu hoạch, nan giải nhất là khâu phơi cà phê. Tìm sân phơi đã cực, lại còn phải… trông trời để tránh mưa, nếu không hạt sẽ bị thâm đen, giảm chất lượng.

Trước tình trạng thời tiết mưa nắng thất thường, ông quyết tâm sáng chế máy sấy nông sản. Sau 4-5 năm mày mò nghiên cứu chế tạo, đến năm 2014, chiếc máy sấy NK700 đầu tiên thành hình. Tuy nhiên, phải mất thêm nhiều tháng điều chỉnh, máy mới hoạt động ổn định.

Ngày ông chạy thử máy, nhiều người kéo đến xem. Có người hỏi mua luôn chiếc máy dẫu ông ra giá tới 90 triệu đồng. Công suất máy lên tới 700 kg cà phê nhân/lần sấy, trong khi chỉ cần dùng 1,5 - 2 tạ nhiên liệu để đốt; thời gian sấy từ 14 - 16 tiếng.

Gần đây, ông đã cải tiến máy sấy nông sản NK700 thành NK1000 với công suất 1 tấn cà phê/lần sấy. 50 chiếc máy sấy bán hết veo với giá 90 - 115 triệu đồng/máy. Không chỉ nông dân Lâm Đồng mà nhiều nông hộ ở Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước cũng đặt hàng. Vì công suất máy khá lớn nên có trường hợp, hai gia đình hùn tiền mua 1 máy. 

Mặc ai chê bai

Trả lời câu hỏi “học nghề ở đâu mà chế tạo máy “mát tay” thế?”, ông cười hóm hỉnh: “Chẳng mất một tờ 500 đồng nào để học nghề cả”.

Ông quê ở xã Nam Hồng (Nam Định). Cha mẹ sinh 9 đứa con; ông là con thứ bảy nên đặt luôn tên là Bảy. Vì gia đình nghèo khổ nên phải bỏ dở chuyện học hành khi đang học lớp 5.

Năm 1980, mới 15 tuổi, thấy nhiều gia đình trong xóm đi kinh tế mới ở Lâm Đồng, ông trốn nhà đi theo. Vì đi “lậu” nên chẳng nhận được khoản hỗ trợ nào. Nay ở nhờ nhà này, mai lại tá túc nhà khác để làm thuê, làm mướn kiếm sống, chàng thanh niên Bảy không nề hà việc gì, từ cuốc hố trồng cây, dọn cỏ, hái cà phê, sửa máy móc, đóng giường tủ…

Vốn khéo tay, lại nhiệt tình, chu đáo nên anh được nhiều người yêu mến. Con gái chủ nhà nơi anh tá túc để đóng chiếc tủ chè đã đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ anh.

“Ngày đó vùng đất này còn hoang sơ lắm. Ai có sức thì cứ khai hoang, trồng tỉa chứ chẳng phải mua bán, đổi chác gì”, cô chủ xinh đẹp ngày nào hồi tưởng. Vốn siêng năng chăm chỉ, hai vợ chồng sở hữu vườn cà phê rộng mấy ha.

Hồi đó, hầu như tất cả các công đoạn thu hoạch, chế biến cà phê đều phải làm bằng tay, không có nhiều loại máy móc như bây giờ. Cà phê sau khi thu hái phải phơi thật khô rồi mang đến cơ sở xay xát để chà vỏ. Cả xã chỉ có 1 - 2 cái máy chà cà phê mà sản lượng lại quá lớn nên các gia đình phải đăng ký trước 5 - 6 ngày. Hoàn cảnh ấy khiến anh Bảy nảy ra ý tưởng sáng chế chiếc máy chà.

Trước đó, từng đi làm thuê tại các lò rèn, gò, hàn, sửa chữa máy… nên anh biết chút ít về nghề này. Anh mua sắt thép về rồi ngày đêm tìm hiểu, chế tạo. Máy cũng phát huy tác dụng nhưng có nhược điểm là sau khi chà, vỏ và nhân cà phê lẫn lộn nên phải tốn công quạt và sàng sảy, tỷ lệ hao hụt cà phê nhân khá cao.

Để khắc phục tình trạng này, anh tìm cách sáng chế máy tách vỏ cà phê. Sau 3 năm, chiếc máy mơ ước của nhà nông đã thành hình. Quá phấn khởi, năm 2000 vợ chồng gom góp hết vốn liếng và vay mượn thêm để mở xưởng cơ khí Toàn Thắng.

Xưởng sản xuất đồng loạt 30 máy và được đặt mua hết. Nào ngờ sau khi giao cho nông dân thì tất cả đều bị lỗi. Anh phải thu hồi toàn bộ để sửa chữa, bị lỗ 50 triệu đồng.

Nha sang che 'hai lua' o xu ca phe hinh anh 2

Thu hái cà phêở Tây Nguyên.

“Tôi bị sốc, khóc sưng cả mắt, gầy rộc cả người bởi thời điểm đó, số tiền này tương đương 10 cây vàng. Hơn thế còn phải nghe nhiều lời dè bỉu kiểu như mới lớp 4 lớp 5 mà học đòi sáng chế, kỹ sư còn chẳng ăn ai huống chi”, người vợ ngậm ngùi kể.

Mặc ai chê bai, anh Bảy dỗ dành người vợ trẻ hãy tin tưởng chồng, khó khăn rồi sẽ qua. Là nói cứng như vậy nhưng anh mất ăn mất ngủ vì động não suy nghĩ, tháo máy ra rồi lại lắp vào để tìm những chi tiết chưa hợp lý và điều chỉnh lại.

Loay hoay hàng tháng trời, chiếc máy mới được hoàn thiện. Máy từ 12 mã lực trở lên do anh Bảy sáng chế, chỉ bán với giá 2,7 triệu đồng nhưng mỗi giờ có thể giúp nhà nông bóc vỏ từ 4-6 tấn cà phê tươi. Sau khi tách được vỏ, chỉ lấy nhân cà phê để phơi, nông dân tiết kiệm 50% diện tích sân phơi; thời gian phơi cũng được rút ngắn làm giảm đáng kể công lao động.

Còn máy chà vỏ cà phê khô CKM2 có công suất lên đến 1-1,2 tấn cà phê nhân/giờ, máy CKM3 đạt 1,5 tấn/giờ; nhân được sàng lọc sạch và không bị vỡ. Loại máy này đã đạt giải xuất sắc trong cuộc thi bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng năm 2013.

Ông Bảy còn chế tạo máy phân loại cà phê xanh và cà phê chín, máy dập lưới da cóc, máy bơm nước chuyên dùng tưới cà phê... Tiếng lành đồn xa, lượng người tới đặt mua máy ngày càng nhiều. Mỗi năm ông Bảy sản xuất hàng nghìn máy nông nghiệp các loại, thu nhập tiền tỷ. Máy được bày bán tại hàng trăm đại lý ở Đồng Nai, Bình Phước, Vũng Tàu và 5 tỉnh Tây Nguyên.

“Ông Bảy đã sáng chế và cải tiến thành công nhiều loại máy nông nghiệp chất lượng tốt, giá thành rẻ, giúp tháo gỡ những khó khăn mà nông dân phải đối mặt khi trồng, chăm sóc, thu hái cà phê… Chất lượng nông sản được nâng cao, ngày công lao động lại giảm nên thu nhập của nông dân tăng lên.

Tỉnh Lâm Đồng đề xuất và Thủ tướng quyết định tặng bằng khen cho ông Bảy”, bà Võ Thị Khiết, Trưởng ban thi đua khen thưởng tỉnh Lâm Đồng nói.

Trả lời câu hỏi “học nghề ở đâu mà chế tạo máy “mát tay” thế?”, ông cười hóm hỉnh: “Chẳng mất một tờ 500 đồng nào để học nghề cả”.
Theo Zing
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?