Nhà vô địch thế giới Thanh Vũ, người mang dấu ấn Việt Nam ra thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Vũ Phương Thanh là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự SwissUltra 2022 và trở thành quán quân thế giới giải The Deca Ultratriathlon được tổ chức tại Buchs thuộc bang St.Gallen (Thụy Sĩ).
Nhà vô địch thế giới Thanh Vũ trả lời phỏng vấn TTXVN tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Xuân Hoàng/TTXVN)
Nhà vô địch thế giới Thanh Vũ trả lời phỏng vấn TTXVN tại Thụy Sĩ. (Ảnh: Xuân Hoàng/TTXVN)

Vũ Phương Thanh (Thanh Vũ) là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự SwissUltra 2022 và cô đã đem lại vinh quang cho thể thao nước nhà, mang dấu ấn của Việt Nam ra thế giới khi trở thành quán quân thế giới giải The Deca Ultratriathlon được tổ chức tại Buchs thuộc bang St.Gallen (Thụy Sĩ).

SwissUltra là một trong những giải đua 3 môn phối hợp khắc nghiệt nhất hành tinh khi các vận động viên phải hoàn thành 38km bơi, 1.800km đạp xe và 422 km chạy bộ trong khoảng thời gian giới hạn là dưới 345 giờ.

Tuy nhiên, đại diện Thanh Vũ của Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc phần thi với tổng thành tích chỉ 328 giờ 27 phút 55 giây để lên ngôi vô địch nữ.

Đứng sau cô là vận động viên người Pháp Nadine Zacharias với tổng thành tích 329 giờ 27 phút 16 giây. Hai vận động viên nữ còn lại đều không thể hoàn thành phần thi.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Geneva, Thanh Vũ cho biết đối với cô, quá trình luyện tập thực sự là một hành trình dài, không chỉ trong vài tháng mà là nhiều năm thông qua các bài tập và việc tham dự các giải đấu để tăng cường sức bền và siêu bền.

Thanh Vũ cũng cho biết do bơi và đạp xe là hai bộ môn rất mới đối với cô nên lịch trình tập luyện đã được tuân thủ rất kỹ từ tháng 11 năm ngoái. Ban đầu, Thanh Vũ chỉ thử sức bơi 31km và khi nhận thấy mình có đủ khả năng tham gia giải bơi cự ly 38km, cô mới thử sức tiếp ở phần luyện tập đạp xe với mỗi bài tập kéo dài liên tục từ 16-18 giờ.

Đối với Thanh Vũ, luyện tập là một phần rất quan trọng của hành trình đến với ngôi vô địch, vì nó giúp cô có thể dốc hết tâm lực và tinh thần khi chính thức bước vào giải đấu khắc nghiệt.

Do cấu trúc cũng như độ dài và độ khó của giải SwissUltra 2022 nên lượng vận động viên tham gia chỉ có giới hạn. Những người tham gia cũng phải đạt đến trình độ nhất định và từng phải tham gia các giải triathlon (3 môn phối hợp ở cự ly siêu bền).

Thanh Vũ cho biết cô từng tham gia các giải siêu bền này và hoàn thành giải chạy 522km qua sa mạc ở Australia, 230km trên vòng Bắc Cực và 273km qua dãy Canyon tại Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, khi tham dự giải SwissUltra 2022, Thanh Vũ vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng vì giải đấu chỉ có 4 vận động viên nữ tham gia, trong đó có một người rất giỏi và 2 người còn lại đều hơn cô về bề dày kinh nghiệm.

Thanh Vũ chia sẻ: “Khi bước vào giải, tôi biết rằng chỉ có 4 người tham dự, trong số đó có một người được tôi hết sức ngưỡng mộ và coi là thần tượng. Thật không may là phổi của chị bị ảnh hưởng khi bơi nên phải rút sớm.

Tuy nhiên, vì tinh thần thể thao, chị vẫn ở lại suốt cả giải 14 ngày. Chị không chỉ hỗ trợ và động viên tinh thần mà còn cho tôi nhiều lời khuyên để có thể bứt phá những giới hạn của bản thân mình. Với hai đối thủ còn lại, họ đều có độ tuổi và bề dày kinh nghiệm hơn tôi rất nhiều.

Họ thực sự là những nhân chứng sống cho thấy tuổi tác chỉ là một con số mà thôi. Giới hạn của con người nằm ở chỗ mình đặt ra nó. Họ đều ở độ tuổi ngũ tuần, lục tuần, nhưng thực sự tôi phải chiến đấu hết mình tới cuối cùng mới có thể có được vị trí quán quân của mình."

Phương châm sống của Thanh Vũ là phải có một cuộc sống trọn vẹn nhất, ý nghĩa nhất và làm được những điều táo bạo, bứt phá với những thách thức ngày càng lớn để mang dấu ấn của Việt Nam ra thế giới.

"Tôi rất vui là năm nay đã có cơ hội để tạo dấu ấn của Việt Nam trên một lĩnh vực còn rất mới so với nhiều lĩnh vực thể thao khác. Tôi cũng hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người, không chỉ ở trong lĩnh vực siêu bền.

Đối với tôi, cuộc sống cũng là một giải siêu bền rất dài. Chúng ta đều có những thách thức riêng, đều có những hoài bão và khát vọng riêng. Mọi người sẽ luôn luôn cho phép bản thân tìm đến chân trời mới và thách thức bản thân để bứt phá mọi giới hạn của mình," nhà tân vô địch chia sẻ.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.