Theo nhà phê bình Travis Jackson: "Nó là loại âm nhạc gồm những tính chất như ngẫu hứng, ứng tác, tác động cộng hưởng trong nhóm, phát triển một "tiếng nói cá nhân", và mở rộng cho những khả năng âm nhạc khác"
Jazz về mặt danh xưng cho đến nay vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng về từ nguyên. Có một bằng chứng trên một tờ báo ở Chicago (1916) viết về những ban nhạc "jas" ở vùng New Orlean. Có thể nói đây là "từ nguyên" của Jazz sau này. Về ngữ âm thì Jazz gợi cho ta về sự hứng khởi, mở ra, tính ứng đối và tính dân chủ, sẽ được làm rõ hơn trong bài viết này. Câu chuyện về Jazz không đơn giản nếu quý bạn đọc một số nhận xét quan trọng hơn như “Jazz chính là di sản văn hoá Mỹ” hay như “không thể không nói về nước Mỹ nếu không nói về Jazz”. Yếu tố “zz” làm nên đẳng cấp ngôn ngữ học của danh từ Jazz, và cá tính nhận diện của nó không chỉ về hình thức và từ nét trừu tượng rất dễ hình dung từ nhạc Jazz. Chất Mỹ cũng hiện hữu với J và Z trong bản sắc của ngôn từ khá trừu tượng này...
Không có một nhạc cụ của người da đen Châu Phi nào trong ban nhạc Jazz, hoàn toàn là nhạc cụ từ châu Âu, như piano, trumpet, saxophone hay clarinet, contrabass và dàn trống cải tiến… nhưng Jazz lại thể hiện tâm hồn của người da đen tại Mỹ, đó là điều thú vị.
Là một khái niệm văn hoá, Jazz còn có thể biến thành một động từ, hay tính từ, như đối với Jazz không chỉ là về âm nhạc, nó còn là hội hoa, trình diễn, và sâu sắc hơn nó chính là "tinh thần dân chủ" bản sắc Mỹ từ sau chiến tranh Bắc Nam giữa thế kỷ 19, người da đen dần dần có chỗ đứng và họ đối thoại với người da trắng một cách dân chủ thông qua chính những nhạc cụ phương Tây, như bộ trống Jazz được cải tiến có trống bass dậm chân, chũm choẹ (timbale) và trống chát (snarr drum)… nó giúp nâng trình độ văn hoá da đen lên cao và trở thành dòng chính trong xã hội Mỹ ngay từ đầu thế kỷ 20. Jazz trở thành người "đàn ông da đen lịch lãm" và rồi mặc nhiên là một di sản của nước Mỹ lan toả ra khắp thế giới.
Bất kể thứ bậc ngoài xã hội, ở trong nhạc Jazz không phân biệt màu da, mà chỉ có những cá thể chơi nhạc, và cũng không có "chính hay phụ", từng đoản khúc hay độc diễn (solo) được thể hiện luân phiên, hay đối ứng, kêu gọi và trả lời (call & response) và ngay cả dàn nền là trống jazz và contrabass đến lượt mình cũng được thể hiện tiếng nói riêng. Điều này rất khác so với một dàn nhạc cổ điển theo lối kinh viện Châu Âu… Vì tính hài hoà và dân chủ này mà Jazz không nhất thiết phải có lời hát, điều này đôi khi thách thức người nghe về tính trừu tượng và khả năng khai mở trí óc sáng tạo, nó dành những giải đáp hay ý tưởng mới cho người thưởng thức. Những "thông điệp” thường là ngắn gọn trong tên bản nhạc hay những đoạn solo ngắn được "gọi và trả lời" đối thoại giữa các nghệ sĩ.
Tuy nhiên với dòng Blues thì vẫn giữ chất da đen nhiều hơn, tâm trạng hơn, vì ngoài kia xã hội vẫn đó những điều muốn nói, ngay như thập niên 70 với Chiến Tranh Việt Nam hay cái chết của Martin Luther King. Blues ở thế hệ 2 với một nhạc cụ điện như guitar điện và đàn organ, vẫn giữ được cái hồn và di sản tinh thần của người da đen trong xã hội mới của thế kỷ 20 của một nước Mỹ giàu có, chứ không phải hoàn hảo và tích cực như Jazz. Vì nên có thể nói người da đen tạo ra nhạc Jazz để cùng hoà đồng với người da trắng như một nửa chủ thể văn hoá Mỹ, nhưng những khi có tâm trạng thì Jazz của họ quay về chất Blues như trong ký ức sâu thẳm của quá khứ…Dần dà cho đến những thập niên sau này nhạc Jazz lan ra khắp thế giới và trở thành một dòng nhạc đậm chất nghệ thuật, nhiều nghệ sĩ chơi nhạc Jazz thậm chí đã quên nguồn gốc và di sản của nó.
Triết lý nhạc Jazz
Tiến sĩ John Edward Hesse - nhà phê bình và tuyển trạch, nói rằng “Jazz là cái lõi của giá trị nước Mỹ, sự tư do, chấp nhận rủi ro, sự đa dạng văn hoá, cách tân và sáng tạo, sự hợp tác và tính dân chủ”.
Trong Jazz và Swing khi hình thành từ các nhà thờ của cộng đồng da đen (nhạc Godspell), là tiếng gọi và lời ứng (call and response), mô-tif cấu trúc này được chuyển thể đối thoại giữa các nhóm nhạc khí điển hình là giữa kèn gỗ (clarinet, saxo) và kèn đồng (trumpet), giữa các đoạn độc thoại của trống hay piano, hay giữa sự hoà giọng (front và back vocals)… và như thế tính dân chủ được thể hiện rất rõ… Như lời tiến sĩ John Hesse nói “trong một ban nhạc Jazz đúng nghĩa, mỗi người đều chỉ là một tiếng nói” và ông còn nhận thấy rằng mỗi cá nhân đều nói lên tiêng nói riêng của mình, đó mới là một ban nhạc Jazz đúng nghĩa.
Bởi vậy mà John Hesse cũng đúc kết rằng “bạn không thể nói về văn hoá Mỹ mà không nói về Jazz’
Cho dù ngày nay Jazz đã phát triển đến thế hệ tứ tư và thứ năm, với tính nghệ thuật và kinh viện cao, với nhiều biến thể mới như hoà thể (fusion) hay đương đại (contemporary) và các nhánh gốc của nó như Blues hay Swing cũng biến đổi và lột xác từ Soul, Junky, Reggae, hay R&B… Nhưng để có thể đúc kết thật cô đọng về triết lý của nhạc Jazz – cúng ta luôn nhớ về khái niệm gốc hình thành từ Gospell trong nhà thời Tin Lành, đó là Tiếng gọi và Lời đáp – và nếu đánh mất mô-tif này tinh thần của Jazz không còn hay tính di sản của nó sẽ mất đi.
Sức sống của Jazz
Những nghệ sĩ chơi nhạc Jazz đều nhận thấy rằng âm nhạc đương đại phải là những thực thể sống động, không như quan điểm classic với những tập bản ghi nốt nhạc dày cộm, Jazz là thực thể sống từ những nốt nhạc khô khan… bởi “nhạc Jazz là sức sống và là di sản văn hoá của nước Mỹ”.
Chúng ta nói về các cây đại thụ nhạc Jazz như “công tước” Duke Ellington, Charlie Parker và giọng ca vàng Ella Fitzerald hay Louis Amtrong với giọng kèn bất hủ, ‘bố già’ James Brown của dòng nhạc Soul hay ‘anh cả’ Ray Charle và Chick Corea với 24 giải Grammy….Trong không gian quá rộng lớn của nhạc Jazz phát triển đồ sộ và rộng khắp các trung tâm văn hoá lớn của thế giới, để dễ hình dung bản chất và lịch sử của nó chúng ta hãy tìm đến New York, nơi mà Jazz là hơi thở trong từng con phố, nơi mà Chick Corea từng chơi nhạc ở Bird Land và giao lưu với các nghệ sĩ La tinh ở Palladium, nơi có Trung tâm nghệ thuật Lincon thường xuyên tổ chức các lễ hội Jazz, là nơi như nhà hát huyền thoại Carnegie với những show diễn mang tính lịch sử cùng hàng trăm quán bar & pub lớn nhỏ, hay Cotton Club ở Harlem của Duke Ellington… hay nơi một góc công viên Central Park trong những chiều cuối thu lá vàng với những bông tuyết đầu mùa, người nghệ sĩ già thổn thức trong tiến kèn Saxo vang vọng về thời huy hoàng với Chiếc Lá Mua Thu (Autumn Leaves) hay Fly Me To The Moon (để nhớ về Frank Sinatra hay Nat King Cole), hay ở gần góc tưởng niệm John Lennon có ai đó tấu một đoạn của bài Michell…
Charlie Parker với Summertime (Mùa hè) đầy chất kỷ niệm như một bản giao hưởng nhạc kịch đầy sắc màu tính yêu, và trừu tượng hơn với Confirmation (Xác nhận) và Ornithology (Điểu học, lây theo nick của Charlie là Bird)… đến giai điệu quen thuộc O Sole Mio lan toả khắp thé giới (cả Việt Nam). Duke Ellington với sự nghiệp đồ sộ của Jazz kinh điển với hàng nghìn bản phối nhạc Jazz đã nhận giải thưởng trọn đời từ Pulitzer, bản Never On Sunday (ngày chủ nhật không đến) quen thuộc được phối Jazz từ khi dùng Clarinet chưa có Saxo, cho đến khi có một thế hệ kèn sax bổ sung cho kèn gỗ với Saxo Tenor đầy luyến láy trong Happy Reunion (Hội ngộ hạnh phúc), hay trong đại hoà tấu của Waiting Interval (thời gian chờ đợi)… Duke dù được sinh ra trong giai đoạn còn phân biết sắc tộc nhưng gia đình da đen (đã vươn lên tầng lớp khá giả) đã cố công rèn dũa cho cậu bé những tính cách quý phái để không thua kém người da trắng, và vươn lên cân bằng trong xã hội… điều này phản ánh đúng chất Jazz kinh điển bằng chính cuộc sống và con người da đen tầng lớp hãnh tiến.
(*) Lễ hội nhạc Jazz quốc tế đầu tiên dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào 4/2025