Nhân chứng kể lại 50 ngày bị Hamas giam giữ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Anucha Angkaew, một công dân Thái Lan, ngỡ như mình sẽ khó lòng sống sót sau khi bị các tay súng Hamas bắt cóc khỏi Israel trong vụ tấn công ngày 7/10.
Anucha Angkaew - một trong bốn công dân Thái Lan được Hamas phóng thích khỏi Gaza sau 50 ngày. Ảnh: Reuters
Anucha Angkaew - một trong bốn công dân Thái Lan được Hamas phóng thích khỏi Gaza sau 50 ngày. Ảnh: Reuters

Khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 7/10, Anucha dự tính sẽ được binh lính Israel sơ tán khỏi hầm trú ẩn sau vụ tấn công bằng tên lửa từ phía bên kia biên giới Gaza.

Thay vào đó, Anucha và 5 đồng nghiệp người Thái của anh đã bị 10 tay súng tấn công, những người mà anh biết là Hamas dựa trên lá cờ Palestine trên tay áo họ.

Anucha, một thanh niên 28 tuổi có giọng nói nhẹ nhàng, hồi tưởng lại khoảnh khắc cận kề sinh tử: “Chúng tôi hét lên: ‘Thái Lan, Thái Lan’. Nhưng họ không quan tâm".

Hai trong số sáu công dân Thái Lan bị sát hại ngay sau đó, trong đó có một người bạn mà Anucha cho biết đã bị bắn chết ngay trước mặt anh dù không phản kháng. Những người còn lại bị buộc lên một chiếc xe tải để tiến vào Gaza. Xe dừng bánh sau khoảng nửa tiếng.

Trải nghiệm của Anucha cho dư luận thế giới hiểu được tình cảnh của những nạn nhân bị Hamas bắt cóc. Anh vẫn nhớ cảnh phải ngủ trên nền cát và bị những kẻ bắt giữ đánh đập.

Để nuôi hy vọng, bốn người đàn ông Thái chỉ biết chơi cờ tạm, chia sẻ cho nhau những kỷ niệm về gia đình và nỗi nhớ đồ ăn ở quê nhà.

Rất ít con tin được trả tự do đủ tự tin để kể về những gì họ đã trải qua tại Gaza, mặc dù những người khác được thả sau đó cũng kể lại việc bị đánh đập và bị đe dọa sát hại.

“Tôi nghĩ mình sẽ chết”, Anucha nói khi đã trở về nhà tại vùng nông thôn phía đông bắc Thái Lan, sau 50 ngày bị giam cầm.

Nhân chứng kể lại 50 ngày bị Hamas giam giữ ảnh 1

Anucha Angkaew vẽ lại một trong những căn phòng mình bị giam giữ ở Gaza. Ảnh: Reuters

Quay trở lại quãng thời gian ở Gaza, Anucha cùng các nạn nhân khác bị giam trong hai căn phòng nhỏ dưới lòng đất, được canh gác bởi lính canh có vũ trang và có lối vào bằng những đường hầm hẹp, tối tăm.

Ít nhất 240 người, bao gồm người Israel và người nước ngoài, đã bị các tay súng Hamas bắt cóc ở Gaza vào ngày 7/10. Hơn 100 con tin, phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người nước ngoài, đã được phóng thích sau đó.

Để trả đũa vụ tấn công ngày 7/10, Israel đã tiến hành một chiến dịch ném bom tàn khốc và tấn công trên bộ khiến hơn 15.000 người Palestine thiệt mạng.

Khoảng 130 người, trong đó có 8 người Thái, vẫn bị giam giữ. Trước khi xung đột nổ ra, khoảng 30.000 lao động Thái Lan tới Israel để làm công việc canh tác, biến họ thành nhóm lao động nhập cư lớn nhất Israel.

Thái Lan, nước có quan hệ thân thiện với Israel, đã công nhận Palestine là một quốc gia có chủ quyền vào năm 2012.

Bộ Ngoại giao Israel đã so sánh những con tin Thái Lan thiệt mạng như những “anh hùng” và cho biết những nạn nhân được trả tự do sẽ được hỗ trợ một khoản tương đương công dân Israel.

Những ngày đen tối

Khi đến Gaza, các tay súng mặc đồng phục đã giao các con tin người Thái cho một nhóm nhỏ khác, họ bị trói tay sau lưng và đưa tới một ngôi nhà hoang, cùng bị bắt với họ là một thanh niên người Israel.

Việc tra tấn bắt đầu ngay sau đó khi những kẻ bắt giữ đấm và đá họ. “Chúng tôi đã hét lên ‘Thái Lan, Thái Lan’. Sau đó họ bắt đầu nhẹ tay, nhưng chàng trai trẻ Israel không được tha", Anutha kể lại.

Một giờ sau, cả năm người được đưa vào một chiếc xe tải khác, chạy khoảng 30 phút tới một tòa nhà nhỏ dẫn vào đường hầm.

Anucha cho biết, gần miệng đường hầm, họ lại bị đánh đập và chụp ảnh trước khi bước qua một lối đi tối tăm, rộng khoảng 1 m để đến một căn phòng nhỏ.

Trong không gian không có cửa sổ này, có kích thước khoảng 1,5 x 1,5 m và được thắp sáng bằng bóng đèn, năm người cùng bị nhốt cùng một người đàn ông Israel khác. Anucha cho biết anh và các con tin khác liên tục bị đánh đập trong hai ngày.

Anucha không bị thương nặng, nhưng vài tuần sau khi được thả ra khỏi nơi giam cầm, cổ tay của anh vẫn còn dấu vết do bị trói.

Những người bị bắt ngủ trên sàn cát. Sáu người đàn ông được cho ăn bánh mì hai lần một ngày và chia nhau hai chai nước. Nhà vệ sinh của họ chỉ là một cái hố trên mặt đất gần phòng. Lính canh cấm họ nói chuyện với nhau.

“Tôi cảm thấy vô vọng”, Anucha và bắt đầu đếm ngược số ngày bằng số bữa ăn. Sau bốn ngày, sáu người được chuyển sang một phòng khác.

"Thái Lan, về nhà đi"

Phòng mới của họ rộng rãi hơn. Họ ngủ trên một tấm nhựa kê trên mặt đất. Ba bóng đèn thắp sáng gian phòng. Nhà vệ sinh vẫn chỉ là một cái hố, dù vậy không ai bị tra tấn nữa. Thức ăn được cải thiện bao gồm các loại hạt, bơ và sau đó là gạo.

Vẫn dùng bữa ăn để đo thời gian, Anucha để lại những vết xước trên sàn nhà để đánh dấu số ngày bị giam cầm. Tuy nhiên, lính canh khi mang đến một số giấy tờ để các tù nhân ký đã để lại cây bút bi màu trắng.

Anucha và đồng hương dùng nó để đánh dấu thời gian, vẽ hình xăm và phác họa bàn cờ trên tấm nhựa. Quân cờ được làm từ hộp kem đánh răng màu hồng và xanh lá cây. Để thoát khỏi tâm trạng tù túng, các tù nhân liên tục nhớ về những món ăn quê nhà. Anucha nhớ về soi ju, một món ăn Thái gồm những miếng thịt bò sống chấm nước sốt cay mà anh khao khát được nếm lại thêm lần nữa.

“Thức ăn khi ấy là nguồn hy vọng”, anh mỉm cười nói.

Nhân chứng kể lại 50 ngày bị Hamas giam giữ ảnh 2

Anucha ngồi bên ngôi nhà của mình ở làng Don Pila, tỉnh Udon Thani. Ảnh: Reuters

Nhiều tuần trôi qua. Anucha không hề biết gì về các cuộc đột kích và đánh bom của Israel trên mặt đất. Anh thường nghĩ về gia đình, về bố, về cô con gái 7 tuổi và người vợ của mình.

Vào ngày thứ 35, một người đàn ông mặc đồ đen đến kiểm tra ngắn gọn. Từ phong thái của người này và cách cư xử kính trọng của lính canh, Anucha đoán ông ta là một thủ lĩnh cấp cao của Hamas.

Hoạt động thường ngày của họ lại tiếp tục cho đến một ngày, một lính canh đến sau bữa ăn đầu tiên của họ và thông báo: “Thái Lan, về nhà đi”.

Bốn người Thái Lan được dẫn qua các đường hầm trong khoảng hai giờ và đến một cơ sở của Hamas trên mặt đất, nơi một số con tin nữ Israel cũng đang chờ đợi được phóng thích.

Khoảng 11 giờ sau, họ được giao cho Hội Chữ Thập Đỏ và tổ chức này đã đưa họ ra khỏi Gaza vào ngày 25/11.

“Tôi không nghĩ mình sẽ được thả”, Anucha nói. "Cảm giác giống như tôi được tái sinh vậy".

Theo SCMP
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.