Nhật Bản: Tương lai bấp bênh của các làng nghề truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhật Bản hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trong bối cảnh nhiều vùng nông thôn phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số nhanh chóng. Thực trạng này đặt ra lo ngại rằng nhiều làng nghề truyền thống của xứ sở mặt trời mọc sẽ vĩnh viễn bị “xoá sổ”.
Tại Nhật Bản, ước tính hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trên khắp cả nước.
Tại Nhật Bản, ước tính hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trên khắp cả nước.

Bắt đầu ngày làm việc từ tờ mờ sáng, khi bình minh còn chưa ló dạng, đến khi nắng chiều tràn qua cửa sổ căn bếp, ông Masayuki Kaneta (85 tuổi) và người con trai là Shigeuki vẫn cần mẫn với công việc làm kẹo truyền thống. Họ là những người thợ cuối cùng của gia tộc Kaneta, còn giữ nghề làm kẹo thủ công truyền thống có lịch sử gần 150 năm tại làng Nanmoku, loại kẹo được làm từ đường nâu và mạch nha kéo sợi.

Từng là một vùng quê trù phú nằm ở khu vực núi cao trên hòn đảo Honshu của Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo gần 100km về phía tây, làng Nanmoku trong vài thập kỷ trở lại đây đã chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng về dân số trong cộng đồng.

“Trước đây, làng nghề Nanmoku có khoảng 40 cửa hàng kẹo truyền thống trong phạm vi 150m quanh đây. Cửa tiệm của gia đình chúng tôi, một trong số ít cơ sở treo rèm noren, từng nằm trên một con phố đông đúc, luôn tấp nập người qua lại. Thế nhưng, bây giờ cả vùng chỉ còn hai cửa hàng bán kẹo, một tiệm ăn nho nhỏ và một cơ sở cung cấp dịch vụ vận tải taxi thôi”, ông Masayuki buồn bã nói. “Tôi hy vọng rằng ngôi làng sẽ sớm trở lại như xưa, nơi có nhiều căn nhà sáng đèn vào ban đêm, mọi người đến và đi thật nhộn nhịp”.

Trên nhiều con phố trải khắp làng Nanmoku, nhiều cửa hàng đã đóng cửa vĩnh viễn, nhưng điều tồi tệ hơn cả là rất nhiều nhà dân tại thung lũng xanh tươi này cũng đã bị bỏ hoang. Trong tiếng Nhật, cảnh tượng đó được mô tả là “akiya” – những ngôi nhà không còn người ở nữa.

Nhật Bản: Tương lai bấp bênh của các làng nghề truyền thống ảnh 1

Tại Nhật Bản, ước tính hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trên khắp cả nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đây được xem là một con số đáng lo ngại với quốc gia đang phải đối mặt tình trạng già hoá dân số nghiêm trọng, cũng như dòng dịch chuyển gia tăng của người trẻ lên các thành phố lớn từ các vùng nông thôn. Một số chuyên gia nhận định Nhật Bản đang trải qua cuộc khủng hoảng dân số nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước này.

Làng Nanmoku được xem là một ví dụ điển hình ở quốc gia này, khi 67% dân số thuộc nhóm trên 65 tuổi, biến nơi đây trở thành ngôi làng có dân số già nhất cả nước. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời, Nanmoku - một trong 20 ngôi làng ở tỉnh Gunma của nước này, có thể sẽ biến mất vào năm 2050.

Cách đó không xa, ngôi làng Kanna nằm ở thị trấn lân cận cũng đã ghi nhận mức giảm dân số tương tự như Nanmoku. Tuy nhiên, ngôi làng đã “hồi sinh” khi được thổi một luồng gió mới nhờ vào những “dấu vết mà lịch sử để lại”, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho vùng đất vốn tưởng như đã “suy kiệt”.

Vào giữa những năm 1980, việc phát hiện ra dấu chân khủng long đã giúp địa phương này khai quật được một nguồn hóa thạch phong phú từ Kỷ Phấn trắng. Sau này, chính quyền nơi đây đã quyết định phát triển điểm tham quan thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng.

“Chúng tôi đã xây dựng một trung tâm lưu trữ và bảo tồn với các mô hình hoạt hình mô phỏng, và phục dựng bộ xương khủng long cỡ lớn để phục vụ du khách tham quan. Vào mùa cao điểm, đặc biệt là trong kỳ nghỉ mùa xuân của Nhật Bản, chúng tôi có thể đón hơn 1.000 lượt du khách mỗi ngày”, ông Yuuya Mogi, Quản lý Trung tâm cho biết, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng làng Kanna đã được “cứu rỗi” nhờ vào các hoạt động du lịch, giải trí.

Theo Al Jazeera
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.