Tỷ lệ quán mì ramen phá sản ở Nhật tăng đột biến vì áp lực của “bức tường 1000 yên”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những cửa hàng mì ramen vốn được xem là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có. Số quán mì ramen bị phá sản ở Nhật đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Và một thuật ngữ được nhiều người nhắc đến cho sự phá sản này là "bức tường 1000 yên" (khoảng 170 ngàn đồng).
Tỷ lệ quán mì ramen phá sản ở Nhật tăng đột biến vì áp lực của “bức tường 1000 yên”

Ngành công nghiệp Ramen ở Nhật Bản có một rào cản khá thú vị, đó là “bức tường 1000 yên”. Nói nôm na là những bát mì ramen thường sẽ không có giá vượt quá 1000 yên vì mức giá này là phù hợp. Nếu bạn niêm yết giá một bát mì trên 1000 yên, khách hàng sẽ dễ cảm thấy mức giá đó cao hơn so với những nơi khác. Và vì thế kể cả những nơi như trung tâm Tokyo, một bát mì ramen cũng có giá tối đa khoảng 1000 yên trở xuống. Mức giá 600 ~ 800 yên luôn được thực khách xem là số tiền phù hợp có thể bỏ ra cho một bát mì.

Nhưng mọi chuyện đã khác trong năm nay, giá nguyên liệu như thịt, xương lợn đã tăng gần 20%, giá mì cũng tăng 10%. Các chi phí khác như nhân công, điện nước cũng tăng vọt so với mọi năm. Dẫn đến việc duy trì mức giá 1000 yên cho một bát mì trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Lợi nhuận giảm sút, việc duy trì chất lượng cho cửa hàng gặp khó khăn, nhiều quán mì ramen phải chấp nhận đóng cửa hoặc phá sản.

Trong năm 2024, đã có 49 quán mì ramen phải phá sản, cao gấp đôi so với năm 2023. Việc lựa chọn tăng giá vượt qua “bức tường 1000 yên”, hay gồng gánh để duy trì văn hóa ramen với mức giá phù hợp sẽ là câu hỏi nan giải cho ngành công nghiệp ramen Nhật Bản.

Theo HONTO TV
Bình luận
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.