Số người trên 65 tuổi của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 36,25 triệu người vào năm 2024, tăng 20.000 người so với năm trước đó, trong đó 25% có việc làm.
Người cao tuổi tại Osaka, Nhật Bản.
Người cao tuổi tại Osaka, Nhật Bản.

Đây là dữ liệu được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/9, cho thấy thực trạng già hóa nhanh chóng tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Truyền thông, những người trên 65 tuổi - được định nghĩa là người cao tuổi ở Nhật Bản, chiếm 29,3% tổng dân số. Tỷ lệ này cũng đánh dấu mức cao mới, đưa đất nước "Mặt Trời mọc" trở thành quốc gia có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi này cao nhất trên thế giới.

Tính đến ngày 15/9, số lượng phụ nữ từ 65 tuổi trở lên ước tính là 20,53 triệu người, trong khi số lượng nam giới cùng nhóm tuổi là 15,72 triệu người. Trong khi đó, số người trên 80 tuổi đạt khoảng 12,9 triệu người, chiếm 10,4% tổng dân số và vượt ngưỡng 10% trong năm thứ hai liên tiếp.

Theo dữ liệu, tỷ lệ người cao tuổi của Nhật Bản vẫn ở mức cao nhất trong số khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Italy và Bồ Đào Nha nằm trong số 5 quốc gia đứng đầu, lần lượt ở mức 24,6% và 24,5%, trong khi Hàn Quốc đứng ở mức 19,3% và Trung Quốc 14,7%.

Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản, đến năm 2040, tỷ lệ người cao tuổi của nước này dự báo sẽ chiếm 34,8% dân số, khi những người sinh ra trong đợt bùng nổ dân số lần thứ hai từ năm 1971 đến năm 1974 trở thành người cao tuổi.

Trong khi đó, cuộc khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông cho thấy khoảng 9,14 triệu người cao tuổi có việc làm vào năm 2023, mức cao kỷ lục và chiếm 13,5% tổng lực lượng lao động. Phần lớn những người cao tuổi làm việc trong các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ, tiếp theo là ngành chăm sóc sức khỏe và phúc lợi, và ngành dịch vụ.

Số lượng người cao tuổi làm việc trong ngành chăm sóc y tế và điều dưỡng, vốn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài, đã tăng khoảng 2,4 lần so với 10 năm trước đó lên 1,07 triệu người.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.