Nhiều cựu chiến binh Mỹ chọn trở lại Việt Nam sinh sống

Nhiều cựu chiến binh Mỹ muốn quay trở lại Việt Nam, với mong muốn được tha thứ và muốn hòa giải.


Cựu chiến binh Mỹ John Rockhold hiện sinh sống tại một căn hộ chung cư ở thành phố Hồ Chí Minh cùng vợ Việt Nam và hai con. Ảnh: Ralph Jennings/For The Times
Cựu chiến binh Mỹ John Rockhold hiện sinh sống tại một căn hộ chung cư ở thành phố Hồ Chí Minh cùng vợ Việt Nam và hai con. Ảnh: Ralph Jennings/For The Times

Sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc tháng 4/1975, vô số cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại Việt Nam, để mong tìm kiếm sự tha thứ hoặc hòa giải. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện thêm ngày càng nhiều người Mỹ về hưu lựa chọn Việt Nam làm nơi sống cuối đời. Họ chọn vì lý do giá nhà đất rẻ, giá sinh hoạt hợp lý, chế độ chăm sóc khỏe phải chăng và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.

Theo báo Mỹ LA Times, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông John Rockhold trở thành một nhà thầu quốc phòng, với phần lớn thời gian hoạt động tại châu Phi. Năm 1992, ông lần đầu tiên quay trở lại Việt Nam, làm việc trong một chương trình giúp đỡ những người khó khăn về kinh tế. Đến năm 1995, khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, ông Rockhold quyết định ở lại Việt Nam. Năm 2009, ông kết hôn với một phụ nữ Việt Nam. Cùng năm đó, ông thuyết phục thành công mẹ đẻ mình chuyển từ thành phố Santa Maria (bang California) về thành phố Hồ Chí Minh sống cùng.

“Bà tham dự đám cưới, và quyết định ở lại luôn”, ông chia sẻ. Bà sống tại Việt Nam cho đến lúc mất năm 2015.

Ông Rockhold có hai người con với vợ Việt Nam và cả hai lần đều sinh mổ. Người cựu chiến binh Mỹ cho biết quá trình sinh mổ và chăm sóc kéo dài 4 ngày ở bệnh viện chỉ mất 1.200 USD (27 triệu đồng) – đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí sinh ở Mỹ. Cả gia đình sống trong một căn hộ ấm úng ở tầng 20 tòa nhà chung cư nhìn ra sông Sài Gòn. Họ mua căn hộ 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm rộng 170 m2 với giá 250.000 USD vào năm 2011.

Chi phí sinh hoạt hàng tháng ở Việt Nam ít khi vượt quá 2.000 USD, thậm chí sống trong một điều kiện tốt có người dọn dẹp và đầu bếp riêng như ông Rockhold. Ông Rockhold chia sẻ những người hàng xóm, phần lớn là người Việt Nam, cũng rất thân thiện. Họ đều thuộc tầng lớp trung lưu ở đô thị, rất nhiều trong số đó làm việc trong chính phủ hoặc lĩnh vực giáo dục. Chỉ có 1/5 số dân sống trong khu tổ hợp chung cư cao cấp 25 tầng là người nước ngoài.

Trong những ngày tháng nghỉ hưu sinh sống tại Việt Nam, ông Rockhold luôn bận rộn công việc. Ông giúp Việt Nam nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, và tham gia tổ chức từ thiện cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. 

Việt Nam có chính sách nới lỏng quy định cấp thị thực để thu hút những người Mỹ về hưu như ông Rockhold. Khảo sát hơn một chục người Mỹ về hưu đang sinh sống tại Việt Nam, một số cho biết họ đến đây bằng thị thực du lịch một năm, một số khác có đủ điều kiện cư trú lâu dài bằng cách kết hôn cùng công dân Việt Nam.

Cựu chiến binh Lục quân Mỹ Michael Gormalley quay trở lại Việt Nam, làm giáo viên tiếng Anh tình nguyện cho các trường học ở nông thôn vào năm 2008. Năm 2014, ông bắt đầu tham gia giảng dạy tại một trường Đại học ở Việt Nam. Bất chấp cái nóng của thành phố Hồ Chí Minh, đều đặn mỗi sáng, ông thức giấc và đến trường lúc 7h. Người từng làm cựu hiệu trưởng một trường học ở thành phố Pittsfield (bang Massachusetts) bày tỏ thời gian giảng dạy là cách ông thể hiện “lòng kính trọng tới những người Mỹ và người Việt Nam hy sinh trong chiến tranh”.

Frederick R. Burke, một luật sư làm việc cho văn phòng luật sư Baker McKenzie có mối liên hệ mật thiết với cộng đồng ngươi Mỹ sống tại Việt Nam, cho hay: “Nhiều cựu chiến binh muốn quay trở lại Việt Nam để thúc đẩy hòa giải. Thông thường, họ sẽ lấy một người phụ nữ Việt Nam. An sinh xã hội và những khoản tiền chính sách bù đắp cho cựu chiến binh cũng cho họ một mức sống dư dả tại Việt Nam thay vì ở Mỹ".

Theo ông Rockhold, chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều. “Đây là một trong những nơi an toàn nhất thế giới; tôi chưa từng chứng kiến hay nghe thấy tình trạng móc túi tại đây”, người cựu chiến binh vui vẻ chia sẻ trải nghiệm.

Theo TTXVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?