Nhịp sống đời thường trong những bức vẽ của họa sĩ Lê Minh Đức

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những bức tranh của họa sĩ Lê Minh Đức không đi theo lối bao quát kỳ vĩ như nhiều họa sĩ khác mà gây ấn tượng bởi những cảnh sinh hoạt đầm ấm tình người.
 Những người thợ vất vả trong đường lò chật hẹp trong bức tranh sơn mài "Hầm lò".
Những người thợ vất vả trong đường lò chật hẹp trong bức tranh sơn mài "Hầm lò".

Họa sĩ Lê Minh Đức sinh năm 1978 tại xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hiện anh là thạc sĩ mỹ thuật tạo hình, chuyên ngành hội họa, giảng viên Khoa Nghệ thuật, Trường Đại học Hạ Long. Anh là hội viên Hội Văn học nghệ thuật TP Hạ Long, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Ngay từ nhỏ, Lê Minh Đức đã bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê vẽ tranh. Anh đã luôn mong ước trở thành hoạ sĩ và nuôi dưỡng mơ ước ấy bằng những bức vẽ nhỏ và sự ủng hộ của cả gia đình. Học xong phổ thông, anh Đức quyết định thi vào Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trải qua mấy năm ôn luyện vất vả, anh mới đỗ vào khoa Sư phạm của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.

Nhịp sống đời thường trong những bức vẽ của họa sĩ Lê Minh Đức ảnh 1

Tác phẩm “Chiều về trên xóm vạn chài” - Tranh sơn mài của họa sĩ Lê Minh Đức

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2004, trong lúc rất nhiều bạn bè kiên trì bám trụ Hà Nội vớihy vọng một con đường nghệ thuật rộng mở mà nhiều người đi trước đã thành công, thì Lê Minh Đức chọn con đường quay về quê hương lập nghiệp.

Anh Đức nhận ra Quảng Ninh quê mình là một vùng đất công nghiệp, du lịch sôi động vốn có phong trào hội hoạ khá phát triển so với cả nước nên sẽ có “đất” cho anh “dụng võ”. Vì thế, anh trở về quê nhà và chọn làm một giảng viên mỹ thuật để truyền niềm say mê cho sinh viên. Anh trở thành giảng viên Trường Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, nay là Trường Đại học Hạ Long. Lê Minh Đức vừa chuyên tâm với công việc của một thầy giáo dạy bố cục trang trí vừa đầu tư nhiều thời gian, sức lực cho sáng tác cũng như dạy kèm hội họa tại nhà.

Nhịp sống đời thường trong những bức vẽ của họa sĩ Lê Minh Đức ảnh 2

Tranh sơn dầu "Góc nhỏ của ông" của họa sĩ Lê Minh Đức được trao giải B (không có giải A) Triển lãm Mỹ thuật các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2021.

Trong sáng tác mỹ thuật, họa sĩ Lê Minh Đức lựa chọn nhiều chất liệu. Chất liệu thể hiện chính mà anh lựa chọn là sơn mài - chất liệu ít được các hoạ sĩ Quảng Ninh sử dụng - bởi anh muốn khẳng định thế mạnh mà anh đã tiếp thu được từ những năm tháng đại học. Đồng thời, anh quan tâm thể hiện bức tranh đời sống sinh động quanh mình.

Tranh của họa sĩ Lê Minh Đức đi sâu vào cảnh lao động hay nhịp sinh hoạt gần gũi thường ngày. Đó là cảnh sum họp của bà con làng chài trong bức tranh "Chiều về trên xóm vạn chài"; là những người thợ vất vả trong đường lò chật hẹp trong bức tranh "Hầm lò"; là những chiếc xích lô đợi khách nơi góc phố trong tác phẩm "Ngày dài". Hay cũng có thể đó là cảnh mấy bà mấy cô ngồi chia sẻ với nhau bên ruộng lúa mùa gặt ở tác phẩm "Tâm sự"...

Nhịp sống đời thường trong những bức vẽ của họa sĩ Lê Minh Đức ảnh 3

Tác phẩm tranh sơn dầu “Nơi nào cho em” của họa sĩ trẻ Lê Minh Đức.

Xem tranh của họa sĩ Lê Minh Đức, người ta cảm nhận rất rõ cuộc sống với bao bộn bề, cảm nhận tình cảm ấm áp mà tác giả truyền vào trong tranh một cách tinh tế và xúc cảm qua những gam màu trầm ấm, những đường nét gồ ghề nhưng không kém phần chắc khoẻ.

Họa sĩ Lê Minh Đức đã luôn tìm tòi cảm hứng sáng tác trên nhiều chất liệu: Lụa, bột màu, sơn dầu… và đặc biệt thành công ở chất liệu sơn mài, nhất là ở những trải nghiệm mới trong sáng tác về đề tài Hạ Long. Một số tác phẩm đáng chú ý của anh là "Chờ" (tranh sơn mài năm 2002), "Phong cảnh Hạ Long" (tranh lụa năm 2005), "Phong cảnh" (tranh sơn dầu năm 2005), "Tự họa" (tranh sơn dầu năm 2006), "Làng chài" (tranh sơn dầu năm 2007), "Trăng tròn" (tranh sơn dầu năm 2007), "Tâm sự" (tranh lụa năm 2008), "Phơi lưới" (tranh sơn dầu 2009), “Chiều về trên xóm vạn chài” (tranh sơn mài năm 2010).

Lê Minh Đức còn nhiều tác phẩm khác được lọt và các triển lãm khác do tỉnh Quảng Ninh phát động. Tác phẩm “Chiều xuống ở Lũng Slàng” của họa sĩ Lê Minh Đức được Hội Mỹ thuật Việt Nam nghiệm thu đưa vào danh sách các tác phẩm nhận tài trợ sáng tác năm 2022.

Họa sĩ Lê Minh Đức luôn tâm niệm: “Đã làm nghệ thuật thì phải có tiếng nói riêng, từ cách chọn đề tài đến cách thể hiện tác phẩm”. Với vai trò là Chi hội Phó Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Quảng Ninh, họa sĩ Lê Minh Đức luôn lao động nghệ thuật nghiêm túc, trách nhiệm, đã và đang khẳng định mình trong nghề nghiệp, để có thể đóng góp nhiều hơn với nền mỹ thuật Quảng Ninh trong hiện tại và tương lai.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?