Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày 30/03 đến 07/04/2023, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật Hà Nội, người yêu hội họa có dịp thưởng thức 15 tác phẩm đại diện, xuyên suốt quá trình 2 năm tìm tòi về chất liệu, kĩ thuật, cho đến chuyển biến về tư duy, cách thức thể hiện của chàng đạo diễn trẻ Ngạc Lâm Vũ.
Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa'

Góc nhìn hội họa đa chiều dưới con mắt của đạo diễn ''triệu view''

Ngạc Lâm Vũ được biết đến với tư cách là đạo diễn của những video ca nhạc "triệu view" như “Chuyện rằng”, “Tình yêu xanh lá”, “Thanh” của Thịnh Suy, “Do ai” của Vũ, “Đừng hát về cơn mưa” của Trang, “Một giấc mơ” của Mademoiselle… Anh cũng là một người có lối tư duy thẩm mỹ hiện đại, có chất riêng và chiều sâu.

"Thời điểm dịch COVID-19, khi mọi thứ đều phải ngưng trệ, không làm việc được, không kiếm được tiền, trong tay em không có gì cả. Em có mua tạm 3 lọ màu 3D và dùng tạm chai Aquafina vẽ cho vui sau 6 năm bỏ vẽ. Em đã có cho mình bức tranh đầu tiên, kích thước 20x20cm, nhỏ thôi nhưng nó giá trị lắm. Từ đó mọi thứ trở nên ổn hơn, tinh thần ổn hơn, kinh tế ổn hơn", Lâm Vũ chia sẻ về sự ra đời của triển lãm.

Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 1

Đạo diễn Ngạc Lâm Vũ.

Mỗi tác phẩm trong triển lãm ẩn đằng sau là những câu chuyện của cuộc sống thường nhật. Ở một góc độ dí dỏm, hài hước, đôi chút châm biếm. Vũ không đi tìm ý nghĩa của bức tranh mà đi tìm vào mục đích. Mỗi bức tranh làm ra đều trả lời được câu hỏi "tại sao?". Chủ yếu câu trả lời ở những vấn đề cá nhân, cách mình nhìn nhận con người đối xử với nhau.

Các tác phẩm được xếp đặt theo dòng chảy mà mà tác giả tạo ra với từng cụm tác phẩm rời rạc - kết nối. Mỗi bức tranh biểu đạt cho từng giai đoạn thực hành của Vũ, từ những ngày đầu làm quen và tìm lại niềm cảm hứng với hội họa, đến những bức tranh mang tính châm biếm, và kết thúc bởi những tác phẩm mang tính ý niệm.

Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 2

Khán giả có thể theo dòng chảy của thời gian trong không gian triển lãm, từ những tác phẩm của giai đoạn "nghịch màu" đến đôi chút suy tư hay ngờ vực. Từ đó hiểu dần hơn về những trăn trở nghệ thuật, nơi Ngạc Lâm Vũ muốn gửi gắm.

Tinh thần trải nghiệm nghệ thuật thoát khỏi khuôn mẫu

Cá nhân đạo diễn trẻ Ngạc Lâm Vũ không muốn nhận mình là họa sĩ vì anh đang tìm sự tự do và hồn nhiên trong việc tìm tòi, thể nghiệm, để được "nghịch" 1 cách ngây ngô nhất có thể với loại hình nghệ thuật này. Có thể coi như một người ngoại đạo thích nghịch màu đang chuyển biến những nhịp điệu ý tưởng trong đầu để thông qua những chất liệu, màu sắc lên toan.

Với giai đoạn đầu của nguồn cảm hứng, Lâm Vũ chủ yếu tìm tòi đến những chất liệu gần gũi với bản thân, cùng với đó là sự thể nghiệm về mặt chất liệu cũng như kĩ thuật thể hiện. Thông qua đó đạt đến những hiệu quả mà bản thân cần, đáp ứng những tiêu chí về mặt tạo hình - hình ảnh.

Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 3
Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 4

Từ góc nhìn cá nhân trong hiện thực cuộc sống, thông qua những trải nghiệm thực cùng tích lũy đa góc nhìn từ xã hội, tác giả đưa những điều tưởng chừng như thường nhật, những hàm ý tiêu cực được thụ động tiếp nhận từ xã hội, biến chuyển và biểu hiện lại theo góc nhìn của bản thân với những thực hành mang tính châm biếm, chế giễu, tinh giản về ý niệm nghệ thuật, phương thức thể hiện.

Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 5
Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 6
Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 7
Triển lãm 'Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa' ảnh 8

Xuyên suốt quá trình thực hành và thể nghiệm, Lâm Vũ có cho mình những cách tiếp cận đa dạng với những ý đồ tác phẩm riêng. Trong giai đoạn này, Vũ không chỉ chuyển biến về cách tiếp cận vấn đề. Đồng thời, anh cũng tìm tòi về mặt chất liệu và ý niệm thể hiện. Vẫn giữ nguyên tính tinh giản nhưng bớt một phần trào phúng, mà thay vào đó là sự tỉ mỉ cùng nghiêm chuẩn trong thực hành. Các tác phẩm trong giai đoạn này cũng biểu đạt chiều sâu về ý niệm không chỉ bởi nội dung tác phẩm, mà còn ở cả trong quá trình thực hành nó.

Triển lãm “Em có 21 nghìn và 1 chai nhựa” đang diễn ra tại Nhà triển lãm Mỹ Thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội đến hết ngày 07/04.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?