Những ai nên tránh xa đồ nếp?

(Ngày Nay) - Gạo nếp là loại thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người. Các món ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh trôi, bánh nếp, các loại chè… cũng là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù gạo nếp chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều để tránh gây hại, nhất là đối với những người bị bệnh đau dạ dày hoặc người đang có vết thương hở.
Bánh trôi không phải ai cũng có thể thưởng thức
Bánh trôi không phải ai cũng có thể thưởng thức

Mưng mủ vết thương khi ăn đồ nếp

Hàng năm, cứ đến dịp Tết Thanh minh (3/3 âm lịch), chị Trần Thị Tươi (trú tại Quế Võ, Bắc Ninh) thường rất hào hứng với việc làm bánh trôi, bánh chay. Một phần là do chị thích ăn những loại bánh này, nhất là bánh trôi, phần khác là làm cho có “không khí” ngày lễ. Tuy nhiên, năm nay, chị đành ngậm ngùi tạm gác việc này lại. Thắc mắc về lý do, chị Tươi cho biết, mình mới bị tai nạn xe máy trước đó vài ngày và hiện tại, một bên đùi vẫn phải băng bó.

Theo lời chị Tươi, chị đang trong giai đoạn cần kiêng khem một số loại đồ ăn để vết thương nhanh lành. Do đó, dù rất thèm món bánh trôi nhưng chị đành phải “nhịn mồm, nhịn miệng”. “Người ta nói cần kiêng tuyệt đối các loại đồ nếp trong thời gian này vì nếu ăn sẽ làm vết thương bị mưng mủ, lâu khỏi hơn. Không những thế, tôi đang phải kiêng cả thịt gà, thịt chó vì sợ gây nhức phần xương bị tổn thương. Nói chung, tôi sẽ cố kiêng, qua giai đoạn này sẽ mua về ăn bù”, chị Tươi cho biết.

Cũng từng được dặn phải kiêng đồ nếp khi đang có vết thương hở nhưng anh Nguyễn Văn Ba (công nhân xây dựng tại Hà Nội) vẫn vô tư ăn xôi vào mỗi buổi sáng. Theo anh Ba, cách đây hơn một năm, do bất cẩn, anh bị đinh đâm vào lòng bàn chân khi đang ngoài công trường. Rất may, chiếc đinh cắm không sâu, anh chỉ phải hạn chế đi lại một vài ngày. Tuy nhiên, do có thói quen ăn xôi sáng nên anh vẫn mua xôi về ăn dù đã được vài chị em cùng làm nhắc nhở. Hậu quả, sau 2 sáng ăn xôi nếp, bàn chân của anh bắt đầu tấy đỏ rồi chuyển sang nhức về ban đêm. Sau đó, vết thương của anh bị mưng mủ và nhiễm trùng.

“Chuyện tưởng nhỏ mà hóa ra không nhỏ chút nào. Lần đó, tôi phải xin nghỉ làm để đi viện hút mủ và xử lý nhiễm trùng. Nếu nghe mọi người không nên ăn đồ nếp, có lẽ đã chẳng có chuyện gì xảy ra”, anh Ba thở dài.

Liên quan đến việc tại sao người đang có vết thương hở phải kiêng ăn đồ nếp, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) lý giải: Gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, được dùng làm vị thuốc trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, do đặc tính có độ dẻo cao gây khó tiêu khi vào dạ dày nên nếu ăn nhiều sẽ làm nóng trong. Do đó, với những người đang có vết thương hở, ăn gạo nếp hoặc các món ăn từ gạo nếp, tính nóng sẽ phát ra ngoài, dễ gây sưng, mưng mủ và làm vết thương lâu lành.

Những người nên tránh ăn đồ nếp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp chứa nhiều protein và chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể (trong 100g gạo nếp cung cấp 344 kcal, gần tương đương với gạo tẻ). Bên cạnh đó, do thành phần có độ dẻo cao nên khi cùng ăn một bát cơm nếp và một bát cơm tẻ, người ăn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Do đó, gạo nếp thường được sử dụng để làm các loại bánh có độ kết dính cao như bánh chưng, bánh dầy, xôi, chè và làm đồ ăn để dự trữ khi đi xa.

Trong Đông y, bên cạnh công dụng là thực phẩm thông thường, gạo nếp còn được dùng để chữa các chứng suy nhược cơ thể; đi ngoài phân lỏng; rối loạn bài tiết mồ hôi; lợm giọng, nôn mửa, viêm loét dạ dày, tá tràng… Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương quân đội 108), y học cổ truyền đã từng áp dụng rất thành công các bài thuốc từ gạo nếp. Chẳng hạn, cơm nếp nóng được dùng để chườm làm thông tắc tia sữa cho sản phụ; cơm nếp nguội giã nhuyễn trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân; uống trà gạo nếp rang để chữa chứng phiền khát; ủ men chế cơm rượu hoặc cất rượu nếp cái hoa vàng để ngâm rượu trứng và rượu thuốc để bồi bổ sức khỏe…

Tuy nhiên, BS Hoàng Khánh Toàn lưu ý, vì trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu, nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo. Mặt khác, vì gạo nếp lại kèm thêm tính ôn, ấm nên những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng cũng không nên dùng đồ nếp.

Bên cạnh đó, dù đồ nếp có tác dụng giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột cao. Do đó, nếu bà bầu lạm dụng ăn quá nhiều đồ nếp sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, những người đang bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người bị nóng trong, hay bị nổi mụn cũng được khuyên hạn chế sử dụng đồ nếp. Nguyên nhân cũng xuất phát từ cấu tạo hàm lượng tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những bệnh trên.

Theo GĐXH

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.