Những câu nói dối kinh điển ông chồng nào cũng nói
“Anh đang về”
Đây là một trong những lời nói dối phổ biến mà các ông chồng thường nói với vợ. Họ thậm chí còn chưa rời khỏi cơ quan nhưng vẫn nói rằng đang trên đường về nhà. Chẳng hạn như, họ định về nhà ăn tối với vợ nhưng lại bị sếp giữ lại cơ quan. Cách tốt nhất để xử lý tình huống này mà cánh mày râu thường gọi điện bảo vợ ở nhà hãy chuẩn bị sẵn sàng đồ ăn và họ đang trên đường trở về. Trong khi người vợ đang chờ đợi ở nhà thì họ vẫn trên cơ quan. Mỗi khi người vợ gọi điện hỏi, họ sẽ biện hộ với những lý do như đang bị tắc đường và phải di chuyển từng centimet.
“Anh làm cái gì cũng vì em”
Đây cũng được xem là lời nói dối phổ biến của đấng mày râu khi bị vợ nhắc nhở về một việc làm nào đó. Nếu có chút sai phạm, không làm vừa lòng nàng nhưng anh ấy vẫn cố tỏ ra mình đúng “vì em”,"vì gia đình". Tất nhiên, khi nghe những câu nói này, các bà vợ sẽ phần nào cảm thông và không truy cứu trách nhiệm chàng nữa.
“Còn lâu anh mới say”
Bị than phiền về chuyện uống nhiều, hẳn các ông chồng không thích một chút nào. Dù đã say hay đang là ngà họ vẫn thanh minh rằng “anh uống ít thôi”, “còn lâu anh mới say”, “tửu lượng anh tốt lắm”,…Nhưng dù họ có cố gắng đến mấy vẫn bị các bà vợ phát hiện ra, nhưng họ vẫn cố làm ra vẻ rất tỉnh táo.
“Em không hề béo chút nào”
“Chúng ta sẽ nói chuyện này sau”
Đàn ông hay sử dụng câu này khi muốn kết thúc cuộc tranh luận hay cãi vã sắp xảy ra giữa hai người. Thực tế thì các chàng không bao giờ muốn nói về chuyện này nữa.
“ Anh nhất định sẽ thay đổi”
Bạn đừng bao giờ bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài của đàn ông. Chỉ cần anh ấy về đến nhà, thậm chí là bạn vừa quay đầu đi là anh ấy có thể ngoáy mũi, cắn móng tay được ngay, ba ngày không tắm, cả tuần không giặt quần áo là chuyện vặt.
Anh tốt nghiệp xuất sắc
Để giữ thể diện và lòng tự trọng của mình, người chồng thường nói rằng họ đã tốt nghiệp xuất sắc, dù không nói rõ bằng cấp cụ thể. Tuy nhiên, dù biết chồng đang nói dối nhưng bạn vẫn có thể chấp nhận bởi lời nói dối này hoàn toàn vô hại.
Những câu nói dối kinh điển khi chồng ngoại tình:
Anh chỉ có mình vợ thôi
Nếu một ngày bạn vô tình biết anh ấy đang theo đuổi một ai đó, anh ấy sẽ không giải thích gì ngoài câu nói “Anh chỉ có mình vợ thôi”, rồi “Với anh, vợ là số 1”. Khi nghe những câu nói này bạn sẽ dễ bị mềm lòng và cảm thấy tin tưởng anh ấy hơn.
Em chỉ giỏi suy diễn
Để ứng phó với vợ mỗi khi ngoại tình về, đàn ông luôn tỏ ra kiểu “vừa ăn cắp vừa la làng” mặc dù đi ngoại tình nhưng về nhà vẫn tỏ ra trách mắng vợ con để không bị ngi ngờ. Khi vợ hỏi thì chối bỏ bằng cách trách vợ hay suy nghĩ lung tung. Các bà vợ nên thận trọng với những câu nói đường mật này của các ông chồng.
Anh không ngờ em lại có thể nghĩ như vậy
Đôi khi những câu nói trách móc, thậm chí là đổ ngược lỗi cho vợ lại là những chiêu thức các ông chồng hay sử dụng để lừa dối vợ mỗi khi ngoại tình. Những câu nói kiểu như “Anh không ngờ em lại có thể nghĩ như vậy” hay “Anh không hiểu em đang nói gì nữa”… chắc chắn sẽ khiến các chị em mềm lòng và sẽ phải suy nghĩ lại về hành động cũng như sự nghi ngờ của mình.
Không có chuyện như em nghĩ đâu
Đấy chỉ là bạn làm ăn thôi mà
Em đừng nghe linh tinh
Là đàn ông ai chả thế
“Anh nhất định sẽ thay đổi”
Thông thường, sau khi bị bắt quả tang hoặc vợ biết rõ mười mươi việc mình ngoại tình, rất nhiều nam giới sẽ sử dụng câu này để đánh vào điểm yếu của phụ nữ, đó là lòng tin. Hầu như ai cũng tin rằng sau những lời thề thốt ấy chồng mình sẽ quay về với gia đình. Cách tốt nhất là chị em hãy luôn tỉnh táo để không bị mắc lừa các ông chồng.
Cách phát hiện ra chồng đang nói dối
Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu câu chuyện của họ 1 cách chậm rãi vì anh ta đang cố gắng dựng lên câu chuyện bằng những lời nói dối.
Sơ xuất trong lời nói
Nhiều người nói dối sẽ bị sự căng thẳng chi phối và gây ra sơ xuất trong lời nói của họ. Một số ví dụ đế nhận biết như những câu nói dạng “start-stop” ("Có rất nhiều thứ mà anh đã không…uhmm… anh hầu như không có bất kỳ liên hệ với cô ấy.") hoặc lặp đi lặp lại câu hỏi của bạn thay vì trả lời nó.
Ngay cả khi không vấp trong lời nói, câu nói của anh ta cũng có thể báo hiệu sự lừa dối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người nói dối có xu hướng ít dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện của họ như là một cách để tách biệt bản thân họ với sự dối trá. "Anh thức dậy sáng nay, anh gọi cho mẹ, đi làm, làm 1 cốc cafe với Jim." Anh ta sử dụng hai đại từ ngay đầu câu và sau đó lại bỏ chúng, tại sao? Có vẻ như câu chuyện của anh ta không chỉ đơn thuần như lời anh ta kể.
Anh ấy nói chuyện 1 cách bất thường
Kẻ nói dối đôi khi được gọi là "người nói nhanh " nhưng ta không thể chỉ dựa vào tốc độ lời nói trong cả 1 đoạn hội thoại để phân định nói dối hay nói thật. Tuy nhiên, nếu ta để ý trong 1 câu, tốc độ nói chuyện của kẻ nói dối sẽ có điều khác biệt. Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu câu chuyện của họ 1 cách chậm rãi vì anh ta đang cố gắng dựng lên câu chuyện bằng những lời nói dối. Nhưng một khi các mảnh ghép trong câu chuyện tưởng tượng của anh ta đã được kết nối, anh ấy sẽ làm mọi cách để truyền đạt nó tới bạn một cách nhanh chóng nhất.
Nhịp điệu cũng như tốc độ của lời nói không phải là cách nói duy nhất có thể phát hiện ra anh ta đang nói dối . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tông giọng của 1 người có thể giúp bạn nhận ra lời nói dối đến 95%. Như vậy, chồng của bạn rất có thể đang nói dối bạn nếu tông giọng anh ấy cao hơn 1 cách bất bình thường.
Biểu hiện một chút khinh thường trên nét mặt
Khinh- một cảm xúc thuộc về đạo đức thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác - là một trong những nét biểu hiện cảm xúc nguy hiểm nhất cho một mối quan hệ: Khinh thường được thể hiện bằng một nụ cười nửa miệng. Nó báo hiệu "Tôi đã thuyết phục được bạn bằng lời nói dối của tôi. Bạn không thế nhận ra được điều ấy đâu. Bạn là một kẻ ngốc. "Các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy khinh trên những biểu hiện của những người nói dối nhiều. Họ thường nghĩ rằng họ quá thông minh để có thể bị phát hiện ra rằng họ đang nói dối".
Anh ấy khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng
Những kẻ nói dối “chuyên nghiệp” thường có khả năng bóp méo sự thật và làm cho chúng ta cảm thấy như sàn nhà bên dưới chúng ta như đang chuyển động, rằng một điều gì đó không đúng đang xảy ra, nhưng ta không thể nào phát hiện được. Anh ấy có thể trình bày thông tin sai lệch một cách rất tự tin và thuyết phục khiến bạn bắt đầu đặt ra nghi vấn về trí nhớ của chính bạn. Hiện tượng này được gọi là "gaslighting" (tạm dich: châm lửa đèn khí). Có một số ví dụ thường được thể hiện qua những câu nói như: "Anh chưa bao giờ nói như vậy- đừng dựng chuyện lên nữa”, “ Tại sao em luôn buộc tội anh với những điều tồi tệ như vậy ? " và “Em làm sao vậy? Em thật là hoang tưởng. "Nếu bạn đến được cuối của một cuộc trò chuyện và bỗng tự hỏi, " Đợi đã, chuyện gì vừa xảy ra vậy?" – Hãy nhớ rằng nếu bạn là một người đáng tin cậy thì chính bạn là một máy đo tuyệt vời để đánh giá sự không trung thực của anh ấy. Hãy tin tưởng và cho phép bản thân đặt nghi vấn và điều tra thêm về những nghi ngờ của bạn.
Cơ thể anh ấy có thiên hướng chạy và ẩn đi chỗ khác
Con người thường hướng vùng trung tâm cơ thể vào sự vật họ quan tâm. Nếu ban đầu anh ta bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn với cơ thể trực tiếp hướng thẳng đối diện vào bạn , và bây giờ anh ta lại xoay về phía cửa thì chứng tỏ là anh ta đang muốn chấm dứt cuộc trò chuyện với bạn. Đây có thể là một biểu hiện rõ ràng cho sự không trung thực.
Khi người nói dối là phải đối mặt với những câu hỏi anh ta không muốn trả lời, anh ta thường vô tình tìm cách che mắt, miệng hoặc toàn bộ khuôn mặt bằng bàn tay, cánh tay hoặc một cặp kính mát như là một nỗ lực trong tiềm thức để thoát khỏi tình huống đó. Anh ấy có thể bắt đầu nheo mắt, như thể cố gắng để ngăn chặn người khác khỏi nhìn thấy sự thật. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng những biểu hiện này chỉ mang tính tương đối và không nên quá lạm dụng nó.
>>> Xem thêm:
Với phụ nữ thế nào là yêu đúng người?
Mẹo hay giúp ngăn chặn tranh cãi về tiền bạc với đối tác
5 mẫu phụ nữ khiến các chàng "chạy mất dép"
Nha Trang (th)