Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách

Nếu có ý định du lịch đến những quốc gia dưới đây phái đẹp cần cân nhắc thật kĩ bởi ở đó có đầy rẫy nguy hiểm rình rập.
Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách
Ấn Độ
Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 1
Đất nước Ấn Độ rộng lớn với bề dày lịch sử về chế độ gia trưởng của đàn ông đã nói lên tất cả về điều kiện và quyền lợi vô cùng hạn hẹp của phụ nữ. Mặc dù quyền công bằng cho phụ nữ đã được nêu rõ trong Hiến pháp Ấn Độ, những "cơn ác mộng" vẫn ngày ngày ám ảnh phụ nữ ở đây. 68% phụ nữ ở đất nước lớn thứ 2 thế giới này hàng ngày vẫn phải cam chịu bạo lực vốn đã tồn tại ở đất nước này từ lâu đời và không hề có dấu hiệu suy giảm.
Ngoài ra, vấn nạn hiếp dâm phụ nữ ở đất nước này cũng không ngừng tăng cao. Không chỉ các cô gái Ấn mà ngay cả những du khách nữ đến Ấn Độ cũng không thoát khỏi tệ nạn xã hội này. Bên cạnh đó, quan niệm "trọng nam khinh nữ" còn ăn sâu vào tâm trí một bộ phận đông đảo người dân Ấn Độ, điển hình là việc nỗ lực "ngăn cản" sinh con gái. Hẳn là con số 300.000 - 600.000 thai nhi bé gái bị phá bỏ mỗi năm ở Ấn Độ sẽ khiến nhiều người rùng mình, kinh sợ.

Yemen

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 2
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng quốc gia Trung Đông này là điểm đến tồi tệ nhất cho phụ nữ trong số 136 quốc gia được liệt kê. Phụ nữ hầu như không được đi học mà phải lấy chồng trước năm 18 tuổi. Chỉ có 35% phụ nữ ở đây biết chữ.
Chênh lệch thu nhập giữa 2 giới ở đất nước này cũng rất lớn, khi mà thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 30% thu nhập của nam giới.

Iraq

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 3
Trái ngược với những gì nhiều người tưởng tượng, chiến tranh Iraq không hề cải thiện cuộc sống của phụ nữ nơi đây. Thủ tướng chính phủ Nouri al-Maliki vẫn chưa hề bổ nhiệm bất kì chức vụ cấp cao nào cho một phụ nữ Iraq cả. Không chỉ dừng lại ở đó, suốt hơn 30 năm qua, số lao động nữ đã bị loại bỏ một cách khắc nghiệt. Tôn giáo ở đây cũng ép buộc phụ nữ phải chịu đối xử theo "lệ làng" chứ không phải theo pháp luật.

Pakistan

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 4
Thành thật mà nói Pakistan không phải là đất nước tồi tệ nhất với phụ nữ mà chỉ là... kinh khủng thứ 2 thôi bởi Yemen đã "chiếm ngôi quán quân" rồi. Ở quốc gia này, phụ nữ có những quyền hạn rất hạn chế về kinh tế.

Nepal

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 5
Sự thật là trên thế giới, phụ nữ thường sống thọ hơn đàn ông. Tuy nhiên, ở Nepal điều đó là không đúng. Ở quốc gia Đông Nam Á này, nơi mà chế độ gia trưởng thống trị, cuộc sống của phụ nữ phải tuân theo lệnh của chồng, cha và con trai họ. Lấy chồng sớm như đã thành "luật bất thành văn" đối với phụ nữ Nepal.

Peru

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 6
Lạm dụng thể xác và bạo lực là vấn đề nan giải của toàn cầu, Thế mà tại đất nước Nam Mỹ này, nhất là vùng nông thôn, 61% nữ giới là nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục. Theo tổ chức WHO, 52% phụ nữ Peru bị bạn tình đánh đập dã man.

Thổ Nhĩ Kỳ

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 7
Thổ Nhĩ Kỳ bị liệt vào vị trí gần "bét bảng" trong danh sách 36 quốc gia vướng phải 2 vấn đề nghiêm trọng về mức độ thỏa mãn cuộc sống và bình đẳng giới. Chỉ 29% phụ nữ ở đây có việc làm trong khi 70% đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ có công ăn việc làm đầy đủ. Phụ nữ phải dành ra gần 7 tiếng mỗi ngày làm việc nhà và trông con, cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi họ không có đủ thời gian để đi làm.

Sudan

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 8
Mới đây, vụ án của 1 cô gái Sudan có tên Mariam Yahya Ibrahim bị bỏ tù chờ ngày thi hành án treo cổ đang dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận thế giới. Cô ta có tội gì mà nghiêm trọng vậy ư? Đó là tội... kết hôn với một người theo đạo Thiên Chúa và từ bỏ theo tôn giáo đạo Hồi như cha cô. Điều này thật khó tin, nhưng sức ép về truyền thống tôn giáo ở Sudan là hoàn toàn có thật.

Afghanistan

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 9
Ở quốc gia này, phụ nữ sẽ bị tống vào ngục hoặc nhà thổ nếu cố chạy trốn khỏi sự lạm dụng tình dục của bạn tình. Năm 2013 cũng chứng kiến sự gia tăng bạo lực chống lại quyền hạn của phụ nữ nước này, điển hình là vụ ám sát thành viên nữ của Quốc hội.

Cộng hòa Dân chủ Congo

Những điểm đến "ác mộng" của nữ du khách - anh 10
Congo không chỉ là điểm đến nguy hiểm với phái nữ mà còn với tất cả mọi người dân khác. Hiếp dâm và tấn công tình dục diễn ra như "cơm bữa", đe dọa nghiêm trọng đến cộng đồng.
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.