Những điều cực thú vị có thể bạn chưa biết về Tết Táo quân

Tết Ông Táo đã khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên có những điều thú vị có thể bạn chưa biết về ngày lễ truyền thống này.
Những điều cực thú vị có thể bạn chưa biết về Tết Táo quân

Sự tích Táo quân

Sự tích Táo quân của người Việt là sự tích về "2 ông, 1 bà" nhưng sự tích thần Bếp của Trung Quốc lại là "2 bà, 1 ông".

Các nước đều đón vị thần bếp

Không chỉ người Việt mà người Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cũng cùng gia đình đón ngày 23 tháng Chạp với ý nghĩa là ngày cúng các vị thần Bếp và cũng là ngày Tết đầu tiên để chào đón năm mới.

Táo lên chầu bằng cá chép

Những điều cực thú vị có thể bạn chưa biết về Tết Táo quân - anh 1

Ở Việt Nam, các Táo sẽ lên chầu trời bằng cá chép, nhưng ở các nước Trung Quốc, Đài Loan thì thần Bếp sẽ cưỡi một con ngựa giấy.

Đồ cúng cho vị thần

Đồ cúng của người Việt gồm mũ, áo, hài Táo quân và đồ cúng là hoa quả, lễ mặn. Đồ cúng của người Trung Quốc lại là nước, bánh kẹo, đậu nành và thức ăn gia súc (dành cho ngựa của các vị thần Bếp).

Lễ cúng thường có kẹo ngọt

Lễ cúng thần Bếp (hay cúng ông Táo ở Việt Nam) của cộng đồng các quốc gia Hoa ngữ đều có một loại kẹo kéo (hoặc mạch nha) cực kỳ ngọt, với ý nghĩa thần Bếp sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về gia đình. Thậm chí người Trung Quốc còn đặt chiếc kẹo này vào miệng của thần Bếp (giấy).

Đặc điểm thần

Bếp Điểm chung của các thần Bếp (Táo quân) trong văn hóa của nhiều quốc gia nói tiếng Trung đều là họ có trách nhiệm bảo vệ cho gia đình và quán xuyến nhà bếp, lắng nghe mọi hành động tốt xấu của mọi người trong gia đình để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó mà quyết định phúc lộc, may mắn hay trừng phạt đối với từng gia đình trong năm mới.

Chuẩn bị đồ cúng 23 tháng chạp

Những điều cực thú vị có thể bạn chưa biết về Tết Táo quân - anh 2

Ở Việt Nam, người ta thường cùng gia đình sắm sửa lễ cúng vào ngày 23/12 Âm lịch và phóng sinh cá chép. Còn ở Trung Quốc cũng cùng gia đình chuẩn bị đồ cúng, dọn dẹp nhà cửa và ăn kẹo mạch nha.

Tục dựng câu nêu

Trước đây, người Việt còn có tục dựng cây nêu ngày Tết vào đúng 23 tháng Chạp. Vì kể từ ngày này Táo quân về trời và vắng mặt cho tới tận đêm Giao thừa thì ma quỷ sẽ lẻn về quấy nhiễu nhà cửa nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Hiện giờ, một số vùng miền vẫn giữ truyền thống này đấy.

Mở cửa bếp đón thần Bếp

Các Táo quân, thần Bếp sẽ cùng ăn Tết với các gia đình: Đêm 30, người Việt thường cùng gia đình xem chương trình Gala cười thú vị của các Táo quân, người Trung thì phải nhớ mở cửa bếp để đón thần Bếp trở về nhà vì theo truyền thống thần Bếp sẽ về ăn Tết cùng gia đình cùng với tất cả các vị thần khác.

Ý nghĩa của tục phóng sinh

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Cũng vì cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa ông Công ông Táo về trời nên vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, với ý nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn.
Ngoài việc làm phương tiện cho Táo Quân về trời thì trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì để đạt được thành công trong học vấn.
Chính vì thế, tục phóng sinh cá chép là một nét văn hóa đẹp của con người Việt Nam và vẫn luôn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).