Bỉ - Hà Lan
Đường biên giới "thân thương" trên được coi là biểu tượng cho sự hòa bình của hai quốc gia ở châu Âu - Bỉ và Hà Lan. Hai thành phố Baarle-Nassau (Hà Lan) và Baarle-Hertog (Bỉ) có đường biên giới chung với thành phố tự trị Baarle-Hertog của Bỉ và hai bên được chia tách khá phức tạp. Đường biên giới được phân chia bằng các vạch chữ thập màu trắng vẽ trên mặt đất, chạy theo hình zíc zắc khắp phố phường, xuyên qua cả nhà cửa, vườn tược. Vì vậy có những ngôi nhà bị phân chia làm đôi, một nửa nằm ở Hà Lan, nửa còn lại nằm trên đất Bỉ.
Một người có thể cùng lúc đứng trên hai đất nước, chân trái ở Hà Lan còn chân phải sang Bỉ. |
Paraguay - Argentina - Brazil
Điểm giao nhau giữa biên giới 3 nước Paraguay, Argentina và Brazil cũng là điểm "gặp gỡ" của 2 con sông Iguazu và Parana. “Ngã ba biên giới” này thu hút rất nhiều du khách tới tham quan bởi địa thế độc đáo của mình.
Từ đây, khách du lịch có thể nhìn thấy cầu quốc tế Tancredo Neves - nối liền thành phố Puerto Iguazu của Argentina và Foz do Iguaçu của nước láng giềng Brazil.
Biên giới của ba quốc gia được chia cắt bởi hai con sông. |
Đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan được báo chí quốc tế mệnh danh là "đường biên giới nguy hiểm nhất". Hai quốc gia trên có lịch sử tranh chấp lâu đời, vì vậy nên đường biên gưới này được chiếu sáng bằng đèn pha với lý do an ninh. Ánh đèn pha này được phát sáng mạnh đến mức đường biên này có thể nhìn thấy từ vũ trụ.
Đường biên giới Ấn Độ - Pakistan nhìn từ trên cao. |
Nga - Mỹ
Đường biên giới Nga - Mỹ chính là khoảng cách giữa hai hòn đảo Diomede ở eo biển Bering. Đảo Little Diomede có dân số 146 người thuộc Mỹ còn Big Diomede không có người ở thuộc Nga. Hai hòn đảo này cách nhau khoảng 4 km nhưng lại có hai múi giờ khác nhau. Nếu ở Little Diomede là 9h sáng ngày thứ bảy, thì Big Diomede là 6h sáng ngày chủ nhật. Vì vậy người dân ở Little Diomede khi nhìn sang Big Diomede, họ không chỉ đơn giản là nhìn sang một quốc gia khác mà họ còn "nhìn vào ngày mai".
Đứng từ đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn, du khách không chỉ đơn giản nhìn sang một quốc gia láng giềng mà còn nhìn sang cả ngày mai. |
Mỹ, Canada
Đường biên giới của Mỹ và Canada chia cắt thư viện Haskell Free và nhà hát Opera ra làm hai. |
Đường biên giới của Mỹ và Canada vô cùng đặc biệt, nó chia cắt thư viện Haskell Free và nhà hát Opera ra làm hai. Điểm thú vị là sân khấu của nhà hát thì thuộc địa phận Canada nhưng cổng vào và hầu hết ghế ngồi thì nằm bên phía nước Mỹ. Vì thế, nhà hát này có đến 2 địa chỉ, một ở Mỹ và một của Canada.
Biên giới Á - Âu
Yekaterinberg là thành phố của Nga, nằm ở Urals - nơi có đường biên giới chia cách hai châu lục Á - Âu bởi Nga là quốc gia nằm ở cả hai châu lục này. Thủ đô Moscow nằm ở phần lãnh thổ châu Âu.
Đường biên giới Á - Âu tại Yekaterinberg. |
Haiti - Cộng hòa Dominica
Du khách rất dễ nhận ra đường biên giới chia cắt hai đất nước Haiti và Dominica khi nhìn từ trên cao. Nếu Dominica được phủ xanh bởi cây cối thì Haiti lại là những vùng đất khô cằn. Sở dĩ có sự đối lập này là bởi chính phủ Dominica đã có những biện pháp rất cứng rắn trong việc bảo vệ các khu rừng của mình, trong khi Haiti thì không.
Bên trái là Haiti khô cằn, còn bên phải là cộng hòa Dominica được phủ xanh bởi cây cối. |
Morocco, Tây Ban Nha
Morocco và Tây Ban Nha có đường biên giới là những bức tường rào đôi bằng dây thép gai cao tới 3m cùng lính vũ trang canh gác. Sở dĩ đường biên giới này có những bức tường rào thép gai như vậy là bởi đây được coi là cửa ngõ của đường dây nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu.
Đường biên giới giữa hai nước Morocco và Tây Ban Nha |