Những gánh hàng rong cứu sống nền kinh tế Trung Quốc

(Ngày Nay) - Từ những đối tượng gây chướng tai gai mắt giới quản lý đô thị, giờ đây những gánh hàng rong đang được cho là sẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc vốn đang bị đình trệ sau dịch COVID-19.


Những gánh hàng rong cứu sống nền kinh tế Trung Quốc

Ít nhất 27 thành phố Trung Quốc, trong đó bao gồm những đô thị lớn như Thượng Hải và Quảng Châu đã tuyên bố sẽ nới lỏng những quy chế áp đặt lên những khu vực kinh tế vi mô nhằm tăng sức tiêu thụ và làm giảm gánh nặng của tình trạng thất nghiệp. Chính quyền địa phương đang đặt ra những chính sách mới cho phép các gánh hàng rong được phép hoạt động tại nhiều khu vực hơn, kèm theo đó là mang tới cho những gánh hàng này các khoản nợ nhà băng và giấy tờ hợp pháp. 

Giới quản lý đô thị, được biết tới với biệt hiệu “thành quản”, trước đây từng xua đuổi hay uy hiếp những chủ hàng nhỏ lẻ nay lại lại có động thái khuyến khích các gánh hàng rong mở cửa trở lại.

Trong thời điểm hiện tại, các tập đoàn kinh tế lớn như Alibaba hay JD.com đang tung ra những khoản vay không lãi suất để hỗ trợ các cơ sở kinh doanh đường phố, kèm theo đó những từ khóa như “cách mở gánh hàng rong” đang trở nên phổ biến hơn lúc nào hết trên những công cụ tìm kiếm như Baidu.

“Chuyện này có chút hài hước,” Một người phụ nữ tên Li, từng sở hữu một gánh hàng rong chia sẻ. “Giới thành quản từng cấm ngặt chuyện làm ăn. Thế mà giờ đây lại xuất hiện những loại giấy tờ cho phép mở hàng.”

Li hiện đang là một nhân viên trong ngành quảng cáo. Cô từng có một gian hàng bán túi thủ công nhỏ tại Bắc Kinh vào năm 2014, khi đó có mời từ quê nhà Thiên Tân lên thủ đô học đại học. Đối với Li, việc mở một gánh hàng rong là cơ hội để học hỏi cho việc làm ăn sau này.

Những gánh hàng rong cứu sống nền kinh tế Trung Quốc ảnh 1

Gian hàng túi thủ công của Li tại quận Triều Dương, Bắc Kinh vào tháng 10/2015. Ảnh: Sixth Tone

Suốt thời gian hoạt động như một chủ hàng rong không giấy phép, Li chia sẻ rằng hầu hết những người như cô đều mong muốn có thể kiếm thêm một khoản chu cấp cho gia đình, hoặc trang trải cho cuộc sống thành thị. Cô đã tận mắt chứng kiến sự giằng co giữa các chủ hàng rong và giới thành quản.

“Hệt như một cuộc chiến du kích vậy,” Li nói, nhớ lại một lần cô phải đối mặt với những cán bộ quản lý đô thị. “Tôi phải lẩn trốn khi họ (giới thành quản) có mặt và chỉ quay trở lại khi mà họ rời đi. Hồi còn non nớt, thậm chí tôi còn bỏ hàng hóa của mình ở lại.”

Những gánh hàng rong được cho là đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đô thị hóa tại Trung Quốc. Loại hình kinh doanh này là nguồn thu nhập cho hàng triệu người không có nghề nghiệp cố định, hoặc lao động thu nhập thấp. Ông Huang Gengzhi, giáo sư thuộc lĩnh vực Địa lý đô thị tại Đại học Yat-sen, tin rằng chính phủ Trung Quốc cần nhận thức được giá trí kinh tế của các gánh hàng rong và trao cho họ những cơ sở pháp lý để hoạt động, những điều mà các quốc gia khác như Singapore đã làm.

“Tôi nghĩ rằng chính phủ cần có những góc nhìn lâu dài đối với các gánh hàng rong, nhìn nhận chúng như một phần của nền kinh tế đô thị đang phát triển,” ông Huang cho hay. “Đây không nên là những nỗ lực nhất thời; nếu không, rất nhiều nguồn lực công sẽ bị lãng phí.”

Theo Sixth Tone
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).