Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân'

Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua.
Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân'

Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), ngoài ra ông còn được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Công, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).Bao Thanh Thiên, tên thật là Bao Chửng (999 – 1062), ngoài ra ông còn được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Công, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm minh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022-1063).

Nhân vật Bao Công được đưa vào những bộ phim rất thành công và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, một số tình tiết trong phim lại hoàn toàn khác so với Bao Công thật sự.

Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân' ảnh 1

Hình ảnh phác họa Bao Công thật sự.

Mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vết sẹo hình trăng khuyết trên vầng trán

Ông thậm chí lại trắng trẻo và có phần thư sinh. Tạo hình mặt đen là do ảnh hưởng của Kinh kịch, hát bội. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.

Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng phàm, nên ban ngày xử án ở dương gian, ban đêm xử án ở âm ty, vầng trăng trên trán chính là để Bao Công ban đêm có thể xử án của oan hồn dưới âm phủ.

Bao Công sống với cha mẹ, có 1 vợ, 1 thiếp và hai con trai

Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy vợ họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.

Ngoài ra, Bao Công sống với cha mẹ, chứ không phải là vì sinh ra mặt đen mà bị cha mẹ bỏ đi, do "Tẩu nương" (chị dâu) nuôi nấng, hoàn toàn không giống như xuất thân trong phim.

Bao Công chỉ giữ chức ở Phủ Khai Phong đúng một năm và không có sự giúp sức của Công Tôn Sách

Bao Công làm quan Phủ Doãn Phủ Khai Phong, ở Phủ Khai Phong xử án chỉ có 1 năm, thời gian còn lại, Bao Công thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Có Ngự Tiền thị vệ Tứ Phẩm Đới đao hộ vệ Triển Chiêu bảo vệ cho Bao Công, nhưng kiểm tra các sử sách thì không có tên của Công Tôn Sách giúp việc cho Bao Công. Do đó, rất có thể nhân vật Công Tôn Sách là hư cấu.

Những góc khuất bí ẩn về cuộc đời 'Thanh Thiên Bao Đại Nhân' ảnh 2

Hình ảnh Bao Thanh Thiên trên phim, do diễn viên Kim Siêu Quần thủ vai.

Bao Công bị đầu độc và mất sau 13 ngày trúng độc

Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Công từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu "Hiếu Túc", có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.

Tuy nhiên, hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô phía đông TP Hợp Phì, tỉnh An Huy. Trên mộ chí có ghi về tình trạng qua đời của Bao Công: "Năm Gia Hựu thứ 7, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa".

Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến lúc chết chỉ có 13 ngày, trong thời gian này lại còn sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều này đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn nhiều đời qua.

Cái chết của Bao Công vẫn còn nhiều bí ẩn

Ý thức về nghi vấn trên, từ năm 1973, Phòng Nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập. Tại đây, ngoài mộ Bao Công còn có mộ người vợ chính, con và con dâu. Các nhà khoa học đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định là của Bao Công thông qua mộ chí và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.

Các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu năng lượng vật lý cao, Học viện Khoa học Trung Quốc đã phối hợp với Viện Bảo tàng tỉnh An Huy tiến hành xét nghiệm những mảnh xương của Bao Công bằng phương pháp Đồng bộ bức xạ với máy Electron Positron Collider. Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương Bao Công cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại, trong khi đó hàm lượng chì và asen (thạch tín) lại thấp hơn người thường.

Ngày xưa, độc dược được sử dụng chủ yếu là tỳ sương (thạch tín, As) và chu sa (thủy ngân, Hg), chúng có độc tính cực mạnh. Theo TS Hồ Hân Dân, viện trưởng Viện Bảo tàng tỉnh An Huy, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng Bao Công bị trúng độc cấp tính do uống phải thuốc có chứa thạch tín.

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương Bao Công, có hai khả năng: Một là khi an táng Bao Công, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể, do chu sa xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, rất có thể lúc sinh tiền, Bao Công đã từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

GS Trình Như Phong, chuyên gia văn sử, phó hội trưởng Hội Nghiên cứu Bao Công TP Hợp Phì cho biết, qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không phải chết vì trúng độc do uống "thuốc tốt" của vua Tống. Rất có thể Bao Công bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.

Ngoài ra, vào đời Tống, ngoài danh tướng Nhạc Phi "được" hoàng đế sai sứ ban độc dược ra thì không có ghi chép nào khác về việc vua giết đại thần. Mặt khác, trên mộ chí Bao Công cũng chứng tỏ sự ân sủng của hoàng đế nhà Tống đối với vị "thiết diện phán quan" này. Do đó, khả năng vua ban độc dược cho Bao Công là rất khó xảy ra.

Linh Tâm

Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.