Con người luôn có những khả năng hết sức đặc biệt mà không phải ai cũng được sở hữu nững khả năng đó. Một trong những khả năng đặc biệt đó phải kể đến đó là những người có trí nhớ siêu phàm.
"Con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết". Ảnh minh họa |
Các nhà khoa học gọi những người có trí nhớ siêu phàm khác người là Hyperthymesia. Đó là hội chứng mà người bệnh có một trí nhớ siêu phàm có thể ghi nhớ những ký ức trong cuộc sống từ rất lâu trước đó.
Ba nhân vật dưới đây được xem là 3 trong số những người có trí nhớ siêu phàm trên thế giới:
Stephen Wiltshire được biết đến là một họa sĩ tài năng, anh ta đã vẽ bức tranh toàn cảnh dài 5 mét về thành phố New York (Mỹ) theo trí nhớ siêu phàm của mình sau khi nghiên cứu thành phố này từ trên máy bay sau 20 phút thăm quan.
Stephen Wiltshire và bức tranh toàn cảnh dài 5 mét về thành phố New York |
Ít người biết được là Stephen Wiltshire đã dùng tài năng vẽ bẩm sinh của mình để hòa nhập cộng đồng xã hội, chiến thắng những trở ngại mà căn bệnh tự kỷ và khiếm khuyết ngôn từ gây ra cho chính anh.
Nelson Dellis một chàng trai 30 tuổi đã từng 3 lần vô địch thế giới giải "Trí nhớ siêu phàm" tổ chức thường niên tại Mỹ.
Nelson Dellis có thể đọc thuộc lòng nhiều bài thơ sau khi xem lướt qua chúng chỉ một lần duy nhất, nhắc lại chuẩn xác một dãy gồm 1.500 chữ số và ghi nhớ 193 cái tên trong 15 phút.
Nelson Dellis nhắc lại chuẩn xác một dãy gồm 1.500 chữ số và ghi nhớ 193 cái tên trong 15 phút |
Để có trí nhớ tuyệt vời như vậy, Nelson đã phải tập luyện kiên trì cho não bộ hằng ngày.
Kỷ lục gia Thế giới người Ấn Độ Dr. Biswaroop Roy Chowdhury có thể nhớ 140 ký tự (bao gồm hơn 14 tên, ngày, tháng và năm) chỉ trong 2 phút. Ít ai biết rằng khi còn là sinh viên của Trường Cao đẳng Punja Engineer (PEC), ông thường bị bạn bè gọi là “bhullakad” (người hay quên, đãng trí).
Hiện Biswaroop Roy Chowdhury là người duy nhất trên thế giới đang nắm giữ 2 kỷ lục của thế giới: Kỷ lục về năng lực não bộ và cơ thể (Mind & Body World Records).
Biswaroop Roy Chowdhury |
Nói về khả năng trí nhớ siêu phàm của mình, kỷ lục gia thế giới cho rằng con người có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng chưa được khai thác hết. Để làm được điều ấy, ông chia sẻ, trước hết phải thật tập trung khi cần ghi nhớ một điều gì đó. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến vấn đề khác.
“Nếu muốn làm việc có hiệu quả bạn phải tập cho mình thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ sẽ chỉ tập trung giải quyết những công việc mà chúng ta đang làm thay vì chạy lòng vòng hết việc này sang việc khác”, ông nói.
Ngược lại với những người mắc hội chứng trí nhớ siêu phàm là những người mắc bệnh Alzheimer. Đó là một chứng mất trí phổ biến nhất.
Đây là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi. Bệnh này thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi.
Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 vào năm 2050.
Lê Hoa (T/h)
Xem thêm:
- Những giai thoại ly kỳ về Quan Vân Trường (Kỳ 1)
- Những bí ẩn đáng kinh ngạc về bộ não - cơ quan kỳ diệu nhất của con người
- Phát hiện: Bức họa Mona Lisa ẩn giấu sự hiện diện của người ngoài hành tinh
- Sự thật bất ngờ về cái chết của trùm khủng bố Osama bin Laden