Những lát cắt về nạn bạo hành phụ nữ

(Ngày Nay) - Một nửa số phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực chưa từng nói với bất cứ ai về vấn đề mà mình phải hứng chịu cho tới khi được phỏng vấn. Nếu họ đã từng nói điều này với ai đó thì thường là thành viên trong gia đình. Nhiều phụ nữ nghĩ bạo lực trong quan hệ vợ chồng là chuyện "bình thường" và rằng phụ nữ phải làm quen và chịu đựng những gì đang diễn ra vì hạnh phúc gia đình...
54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời...
54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời...

Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền. Nếu họ có tìm kiếm sự hỗ trợ thì cũng là khi bạo lực đã nghiêm trọng và người họ thường tìm đến là lãnh đạo địa phương. Khoảng 1/5 số phụ nữ bị bạo lực đã từng rời khỏi nhà ít nhất là một đêm. Thực tế gần như không có một lựa chọn nào cho phụ nữ đi đâu và người phụ nữ thường quay về nhà vì gia đình. Trong khảo sát khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác và tình dục do chồng gây ra nói rằng họ có nghe về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, phỏng vấn định tính cho thấy phụ nữ không nắm được chi tiết luật và ngay cả các cấp chính quyền địa phương cũng không nắm được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.Nguồn: Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam 2010

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh; Phạm Lê Tuấn; Đoàn Huy Hậu có 1.885 nạn nhân tiếp cận đã được sàng lọc, phát hiện, điều trị và tư vấn, trong đó có 92,0% nạn nhân có gia đình ở độ tuổi từ 20-49, tuổi bạo lực gia đình chiếm 89,2%. Phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực cao hơn thành thị (45,5% so với 38,4%). 

Nạn nhân có trình độ phổ thông cơ sở, phổ thông trung học bị bạo lực với tỷ lệ cao nhất 78,0%, nhóm này tỷ lệ cả bốn hình thái bạo lực cũng cao nhất; sau đó là cao đẳng, trung cấp, đại học, trên đại học 16,3%; không biết chữ, tiểu học 5,7%.

Bạo lực thể chất (thể xác)

Trong nghiên cứu nạn nhân bạo hành giới tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội), các tác giả cho biết, khi được hỏi về các hình thức bạo lực, số người là nạn nhân bị bạo lực thể chất là 1.284 người, chiếm 66,2% trong mẫu điều tra. Dựa trên sự phân tích các đặc trưng nhân khẩu xã hội của khách thể nghiên cứu, kết quả cho thấy, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bị bạo lực thể xác ở nông thôn và thành thị tương đương là 77,9% và 56,2%.

Kết quả trên phù hợp với công bố của cuộc Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam năm 2010. Nghiên cứu cho thấy có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác do chồng gây ra đối với phụ nữ sống ở nông thôn là 32,6% và ở thành thị là 28,7%.

Bạo lực tình dục

Khi được hỏi về bạo lực tình dục, phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Nghiên cứu quốc gia cho thấy thường thì phụ nữ trả lời là “không” đối với những câu hỏi như “chồng chị có bao giờ sử dụng bạo lực để ép chị quan hệ tình dục” hoặc “chị đã bao giờ phải quan hệ tình dục vì sợ rằng có điều xấu xảy ra nếu không làm theo” thì điều đó không có nghĩa là họ chưa từng bao giờ phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội) cho biết có 251 người (chiếm 9,2%) bị bạo lực tình dục. Trong số nạn nhân bị bạo lực tình dục, 69,3% bị chồng bạo lực, bị hiếp dâm bởi bạn tình hoặc người khác (19,1%), bị lạm dụng tình dục bởi bạn tình hoặc người khác (11,6%).
Khu vực cư trú ảnh hưởng đến tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tình dục, mặc dù tỷ lệ chênh lêch không đáng kể giữa thành thị (13,1%) và nông thôn (10,6). Số liệu khảo sát của Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy khoảng 1/10 (9,9%) phụ nữ từng kết hôn tại Việt Nam từng bị bạo lực tình dục do chồng gây ra.

Bạo lực tinh thần và kinh tế

Bạo lực tinh thần và kinh tế là hình thức bạo lực gia đình không những là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đời sống của người phụ nữ, mà còn ảnh hưởng nặng nề hơn so với bạo lực tình dục hay thể xác. Số liệu khảo sát tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội) cho biết, số nạn nhân bị bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (1.513 người = 80,3%) và thấp nhất là bạo lực kinh tế (57 người = 3,0%).

Liên quan giữa bạo lực và khu vực nơi nạn nhân sinh sống cho thấy: phụ nữ nông thôn bị bạo lực tinh thần cao hơn so với phụ nữ thành thị (83,0% và 78,9%).
Kết quả cuộc Điều tra quốc gia cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%. Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực kinh tế cao hơn so với thành thị (9,6% và 7,4%).

“Thế là cứ năm mười ngày anh lại đuổi, mẹ con em lại cứ ra cầu em ở, ở năm bữa nửa tháng thì em lại về. Lần này đuổi em thì ba mẹ con em vẫn nằm ở ngoài hiên ấy, hai mươi ngày trời, cơm thì chẳng có ăn, thóc gạo thì anh ấy khóa hết, em đi làm (đồng) thu hoạch thóc gạo về nhà thì anh ấy khóa hết, tay anh ấy lại cầm chìa khóa”. (Nguồn: Kết quả điều tra Bạo lực gia đình quốc gia, Tổng cục Thống kê)

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.