Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới

Do sự xung đột về văn hóa nên có không ít các món ăn nổi tiếng trên thế giới bị liệt vào danh sách những món ăn gây tranh cãi.
Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới

Vi cá mập (Trung Quốc)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 1

Món vi cá mập đặc biệt được yêu thích ở Trung Quốc. Bạn có thể thấy món ăn này từ các nhà hàng sang trọng tới quán bình dân, đặc biệt trong lễ cưới không thể thiếu được món ăn này.

Giáo sư Michael McCarthy của Đại học Melbourne cho hay: "khoảng 25% của cá mập đe dọa tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do rất nhiều người săn tìm món vi cá mập".

Tê tê (Trung Quốc)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 2

Việc săn bắt tê tê đã bị nghiêm cấm tại Trung Quốc bởi có quá nhiều cá thể tê tê đã bị giết hại để cung cấp cho nhu cầu sử dụng vô độ tại quốc gia này.

Kỳ nhông khổng lồ (Trung Quốc)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 3

Kỳ nhông khổng lồ là động vật lưỡng cư lớn sống ở sông và hồ thuộc miền Nam Trung Quốc. Hiện tại giá một con kỳ nhông tại nước này đã lên tới 6233 RMB - tương đương 21 triệu Đồng.

Trong 30 năm qua, loài này bị đánh bắt ngày càng tăng và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng hoàn toàn. Không những thế việc đánh bắt triệt để loài này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều giống loài khác.

Rùa biển canh (Đảo Cayman)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 4

Rùa biển xanh ở đảo Cayman là nguyên liệu truyền thống cho các món súp, hầm và nướng. Ở khắp các vùng biển Caribbean, châu Á và một số các tiểu bang miền Nam của Mỹ, mặc dù bị cấm nhập khẩu nhưng nó vẫn được vận chuyển và bán ở Mỹ. Hội Bảo vệ Động vật Thế giới đã kêu gọi du khách khi đến Cayman không dùng các món ăn được chế biến từ loài rùa biển xanh này.

Cá heo ( Nhật Bản và Đài Loan)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 5

Tại Nhật Bản việc tiêu thụ và buôn bán cá heo là điều rất phổ biến và hợp pháp. Việc săn bắt cá heo tại Nhật rất dã man và nhận rất nhiều lời chỉ trích. Tuy nhiên xứ sở Phù tang vẫn chưa có bất cứ hành động nào liệt kê cá heo là loài đang bị đe dọa.

Ở Đài Loan, từ năm 1989 đã chính thức cấm mọi hành động săn bắt tiêu thụ và buôn bán cá heo. Tuy nhiên hàng năm ở đây vẫn có tới hơn 1000 con cá heo bị đánh bắt bất hợp pháp.

Chim sẻ rừng (Pháp)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 6

Loại chim Ortolan này có thể thấy ở bất cứ nơi đâu tại Châu Âu, đặc biệt là ở Pháp. Người Pháp từ lâu đã chế biến chúng thành món ăn truyền thống. Mặc các biện pháp mạnh tay của tổ chức bảo tồn thiên nhiên, hàng năm có hàng ngàn chú chim sẻ đã bị bắt bấp hợp pháp. Liên minh bảo tồn thế giới IUCN đã ước tính trong thập kỷ qua, số lượng chim đã giảm 30%.

Ếch mương (Dominica, Montserrat)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 7

Ếch mương là loài lưỡng cư siêu nhỏ, nhìn không quá hấp dẫn để chế biến món ăn nhưng nó là lại loại thực phẩm phổ biến ở vùng biển Caribbean. IUCN đã liệt loài ếch này vào danh mục cực kỳ nguy cấp, với việc 36.000 cá thể bị giết mỗi năm (thống kê năm 2002). Uớc tính hiện nay chỉ còn lại khoảng 8.000 con trên toàn thế giới.

Gorilla (Cộng hòa Congo)
Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 8

Nhu cầu các món chế biến từ Gorilla không ngừng tăng đã đẩy loài vật này tới bờ vực tuyệt chủng. Ở các thành phố như Pointe Noire, Cộng hòa Congo, món khỉ đột hun khói được bán công khai tại các chợ. Các thông kê cho biết, hơn 400 con đã bị giết hại mỗi năm với mục đích thương mại.

Thú lông nhím mỏ dài (Papua New Guinea)

Những món ăn hấp dẫn nhưng gây tranh cãi nảy lửa trên thế giới - anh 9

Thú lông nhím mỏ dài là một trong hai loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng. Loài vật này là chìa khóa để hiểu quá trình tiến hóa động vật có vú. Hiện thú lông nhím mỏ dài ở Papua New Guinea đang đứng trước mối đe doạ tuyệt chủng do nạn săn bắn phục vụ nhu cầu thực phẩm. Mặc dù, chính phủ Papua New Guinea đã ra lệnh cấm săn bắn thương mại nhưng việc săn bắt truyền thống vẫn được duy trì.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.