Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây

Phở cá, đuông dừa, bánh pía, hủ tiếu, bánh canh,... là những món đặc sản thực khách khó lòng cưỡng lại khi tới miền Tây.
Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây

Phở cá

Phở cá là một trong những món ăn ngon, hấp dẫn từ cách chế biến đến mùi vị của người miền Tây. Không giống món phở của người Trung hay Bắc, điểm nhấn của món này nằm ở phần thịt cá. Thịt cá là loại cá lóc được luộc qua, gỡ lấy thịt, tách thành từng miếng nhỏ cỡ ngón tay, đem chiên vàng hai mặt.

Người nấu sẽ khuấy hỗn hợp gồm nước mắm, muối, đường, bột ngọt, ngũ vị hương rồi cho cá vào ướp, sau đó đem nấu trên lửa nhỏ. Khi thấy gia vị thấm đều, phần thịt cá khô lại là được.

Với những du khách từng một lần ghé qua vùng sông nước miền Tây không ai không nhớ đến món phở cá thơm lừng với sợi phở dai, vị thanh ngọt tự nhiên.

Bánh canh vịt

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 1
Món bánh canh vịt của người dân miền Tây đã chinh phục bao thực khách với hương vị vô cùng đặc biệt. Có nguồn gốc từ vùng đất Tiền Giang, bánh canh vịt chỉ đơn giản với sợi bánh canh to, thịt vịt thái lát cùng nước dùng trong vắt.
Đơn giản là thế, nhưng chỉ khi thưởng thức, thực khách mới có thể cảm nhận được hết cái vị thanh ngọt của nước dùng, thịt vịt mềm ngọt đậm đà rất vừa miệng: đó chính là hai yếu tố cộng hưởng một cách hài hòa giữa hương và vị đem đến sự hấp dẫn cho món ăn.

Gỏi củ hủ dừa

Nhắc đến miền tây, chúng ta sẽ nhớ đến những món ăn ngon lạ từ dừa và món gỏi củ hủ dừa - là một trong nhưng món ăn tinh thần không thể thiếu. Với nguyên liệu chính là củ hủ dừa, tôm sú, thịt heo, chả lụa đã tạo nên món gỏi có hương vị thơm ngon lạ miệng.
Được ăn kèm với mắm nêm và bánh phồng tôm, gỏi củ hủ dừa là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như là món quà đặc biệt dành cho các du khách khi đến thăm vùng sông nước này.

Hủ tiếu

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng. Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
Mỗi loại hủ tiếu mang đến những hương vị khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tuy nhiên đều cùng chung một điểm và đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong vắt, nguyên liệu đi cùng phong phú (tôm, thịt, lòng heo...), chén sa tế cay nồng cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.

Bún mắm

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 2
Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Mắm kho được dùng chung với cơm và khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, món mắm kho ấy trở thành bún mắm.
Món ăn này được chế biến khá đơn giản, con mắm linh hay bò hóc được nấu rã ra cùng nước sôi, sau đó lọc bỏ xương, nấu chung với thịt ba chỉ heo xắt mỏng, tôm tươi, mực heo quay, nêm nếm vừa ăn. Rau ăn cùng bún mắm khá phong phú với cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút...

Lẩu mắm

Lẩu mắm có chung một loại mắm và có cách chế biến tương tự như bún mắm nhưng lẩu mắm là món ăn có ý nghĩa gắn kết - dành cho nhiều người nên nguyên liệu và thành phần của món ăn cũng phong phú hơn. Với "phần thịt" gồm thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau... Phần rau gồm các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí...

Bánh tằm bì

Bánh tằm bì đơn giản và dân dã với những sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì thái sợi, thịt heo xắt mỏng, ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa nhưng lại có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với nhiều người. Điều này đến từ những sợi bánh thơm mềm được làm từ gạo mới và trải qua nhiều công đoại cầu kỳ. Phần bì giòn bùi, thịt heo nướng thơm ngon, nước cốt dừa béo đậm nhưng không ngấy, đậu phộng giòn tan, rau thơm quấn quýt.

Bánh xèo miền Tây

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 3
Bánh xèo miền Tây thường được tráng trong chảo lớn và có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Nước chấm đóng vai trò quan trọng với vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
Bánh xèo mê hoặc thực khách với cảm giác đủ vị của miếng bánh xèo giòn tan, thơm lừng, rau sống tươi ngon, nước mắm chua, cay, mặn nhẹ. Ăn đến no chứ không ngán.

Bánh pía

Bánh pía sầu riêng có gốc ở Sóc Trăng được làm từ bột mì, đậu xanh hoặc khoai môn, sầu riêng, mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng đã chiếm được sự mếm mộ của nhiều người, nhất là du khách.
Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây "được lòng" du khách nhất.

Cháo cá lóc

Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Trong những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

Cơm tấm miền Tây

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 4
Không chỉ có món cơm tấm sườn bì như ở Sài Gòn. Nếu có dịp đến An Giang, du khách sẽ được nếm thử món cơm tấm Long Xuyên vừa ngon vừa lạ miệng. Không giữ nguyên miếng sườn to bản, sườn ở đây được thái thành từng lát mỏng, nhỏ vừa miệng.
Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho thái thành từng lát mỏng giúp người ăn không bị ngấy. Ngoài ra, còn có bì, một ít mỡ hành, dưa chua thường làm bằng rau muống, cải, dưa leo... Ăn kèm là nước mắm pha hơi sánh (nước mắm nấu với đường theo một tỷ lệ nhất định cho đến khi đường tan hết là được) có vị cay nhẹ, đậm đà, ngon miệng.

Các món bánh canh

Danh sách của món ăn này khá phong phú với nhiều loại như: Bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc đời sống ẩm thực của người miền Tây.

Sợi bánh canh thường được làm từ bột gạo hoặc bột mì. Nước dùng của món ăn này thường nấu sánh, hơi sền sệt có vị đậm đà. Bánh canh là món rất dễ ăn nên người dân miền Tây có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Lẩu cua đồng

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay thì món lẩu cua đồng thích hợp nhất cho du khách trên bước đường khám phá miền Tây của mình. Món ăn là sự kết hợp giữa vị nồng của cua đồng, vị thơm của hành hoa chưng gạch cua, nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò rí. Tùy vào từng địa phương mà món lẩu được kết hợp với các nguyên liệu khác như tôm, ghẹ, mực, cá bống mú, chả cá... các loại rau vườn như đọt nhãn lồng, rau trai, bông bí, rau mồng tơi, nấm... Ăn kèm với lẩu có thể là bún tươi hoặc mì đều thích hợp.

Lẩu cá linh bông điên điển

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 5
Đây là món ăn phổ biến vào mùa nước nổi (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm). Để làm món ăn này, người ta chọn những con cá linh còn tươi rói, béo tròn, làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau. Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu.

Là món ăn hương đồng gió nội nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.

Rắn

Miền Tây là nơi trú ngụ của nhiều loài rắn và mùa lũ là lúc người dân nơi đây săn bắt được nhiều nhất.

Khi nước lũ tràn về, tổ rắn bị ngập nước. Chúng trôi theo dòng nước và được thợ săn đón lõng rồi dùng vợt để bắt.

Món ăn từ rắn rất phong phú và hầu như món nào cũng ngon. Phổ biến nhất phải kể đến rắn nấu cháo đậu xanh, xào sả ớt, nướng trui, hầm xả, lẩu rắn, gỏi rắn…

Đặc sản miền Tây không chỉ phong phú mà cả cách chế biến cũng rất điệu nghệ. Nhiều người làm khô rắn để dành ăn dần hay đãi khách quý gần xa.

Rắn mối

Rắn mối có nhiều nhất ở miền Tây và xuất hiện quanh năm.

Sơ chế rắn mối bằng cách làm sạch sau đó nhúng vào nước sôi và cạo sạch vảy. Chặt bỏ hết phần đầu, chân và bỏ ruột, tuyệt nhiên không được bỏ đuôi vì đây là phần ngon và bổ nhất.

Sau đó, rắn mối được chiên giòn nguyên con và ăn với mắm ớt rất ngon. Ngoài chiên rắn mối còn nhiều cách chế biến khác như xào sả ớt hay nướng.

Đuông dừa

Những món ăn làm say lòng thực khách của miền Tây - anh 6

Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng. Loài này thường chọn những cây dừa to khỏe để đẻ trứng, nở thành ấu và ăn phần lõi non của cây dừa để lớn dần.

Đây là một trong những đặc sản quý của người sành ẩm thực. Tuy ngon nhưng không phải ai cũng dám thử vì nhìn hình dáng lúc đầu nhiều người vẫn tưởng đó là loài sâu hơn là một món đặc sản.

Đuông dừa được biến tấu thành nhiều món hấp dẫn. Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích là đuông dừa sống ăn kèm với nước mắm ớt.

Dơi

Thịt dơi được xem là món ăn khó chế biến, từ công đoạn săn bắt đến khâu sơ chế thành món ăn.

Dơi sau khi bắt được lột da, rút hết bộ ruột sau đó chế biến thành món nhắm rượu như khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải hoặc cuốn bánh tráng.

Đặc biệt khi sơ chế dơi không được rửa qua nước, nếu không thịt sẽ mất đi hương vị thơm ngọt vốn có.

Thịt dơi được xem là ngon nhất khi đem nấu cháo với đậu xanh vừa mát, vừa bổ và tăng cường sinh lực.

Chuột

Những cánh đồng trù phú, bát ngát ở miền Tây thích hợp cho các loài chuột đồng sinh sôi và phát triển.

Tuy là loài động vật phá hoại mùa màng nhưng chuột cũng là món đặc sản khiến nhiều người mê mẩn.

Nhìn dáng vẻ bè ngoài nhiều người cũng e dè thưởng thức, nhưng khi đã một lần nếm qua những món ăn chế biến từ chuột đồng không ít người sẽ tặc lưỡi vị mùi thơm ngon có một không hai này.

Thịt chuột đồng được chế biến thành nhiều món đặc trưng, thơm ngon và ngọt thịt nhất vẫn là chuột nướng trui ngay ngoài đồng, lột da xé miếng chấm muối ớt hay muối tiêu chanh.

Nhiều người còn biến tấu thêm nhiều món độc đáo khác như chuột hấp chanh, chuột nấu cơm mẻ, chuột xào lăn, quay lu hay khìa nước dừa…

Chuột đồng đã trở thành thương hiệu độc đáo của người miền Tây khi đã có mặt tại các nhà hàng, quán ăn sang trọng khắp ở Sài Gòn.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.