Những sai lầm khiến thí sinh trúng tuyển đại học sớm trượt oan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hơn 100 trường đại học trong cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm, nhưng một bộ phận không nhỏ thí sinh vẫn nhầm lẫn điểm trúng tuyển.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những sai lầm cần tránh

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, hiện nay, các trường đại học đã công bố điểm đủ điều kiện trúng tuyển sớm, nhưng thực tế đây chỉ là điểm trúng tuyển có điều kiện. Nghĩa là thí sinh còn thiếu điều kiện tốt nghiệp THPT và chưa đăng ký trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Do vậy, thí sinh bắt buộc phải chờ kết quả đạt tốt nghiệp THPT và phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 trên hệ thống của Bộ GD&ĐT từ ngày 18/7 đến 17 giờ ngày 30/7/2024.

Một lưu ý đặc biệt nữa với thí sinh trúng tuyển sớm là đối với nguyện vọng thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm theo thông báo của các trường, thí sinh không bắt buộc phải đặt nguyện vọng đó là nguyện vọng 1. Trường hợp nếu thí sinh đặt trúng tuyển sớm là nguyện vọng 1 trên hệ thống thì chắc chắn trúng tuyển. Đồng thời, các em phải đảm bảo được công nhận tốt nghiệp THPT.

Trước đó, từ ngày 6/7 đến 17 giờ ngày 10/7, Bộ GD&ĐT bắt đầu mở hệ thống hỗ trợ tuyển sinh để thí sinh vào đăng ký xét tuyển thử.

Theo PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp (Đại học Bách khoa Hà Nội), sau ngày 10/7, hệ thống sẽ đóng lại, dữ liệu thí sinh đăng ký thử bị xóa hoàn toàn để từ ngày 18 - 30/7, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển và lúc này hệ thống mới ghi nhận.

Trong khi đó một bộ phận không nhỏ thí sinh nhầm lẫn khi đăng ký trên hệ thống này, cùng với việc trúng tuyển xét tuyển sớm sẽ hoàn tất đăng ký nguyện vọng năm nay. Theo các chuyên gia, đây là sai lầm lớn, khiến các em phải trượt oan trong đợt xét tuyển đầu tiên. Lúc này thí sinh chỉ còn cách đợi đợt xét tuyển bổ sung, nhưng không phải ngành nào, trường nào cũng xét bổ sung...

Chiến thuật xếp nguyện vọng với thí sinh đã trúng tuyển sớm

Trong những tư vấn gần đây với thí sinh trước khi bước vào đợt xét tuyển năm 2024, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, khi đăng ký xét tuyển sớm, các em thí sinh có thể đăng ký ở nhiều trường và cũng được nhiều trường công bố trúng tuyển. Vì vậy, các em cần phải xếp thứ tự ưu tiên trên hệ thống theo sở thích. Nếu như các em đã trúng tuyển sớm, việc xếp ở nguyện vọng số một, chắc chắn các em sẽ trúng tuyển.

Nhấn mạnh với các thí sinh đã tham gia xét tuyển sớm và trúng tuyển sớm ở các trường đại học, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, nhiều bạn chủ quan nghĩ rằng đã trúng tuyển, nhưng bị nhầm lẫn, đây chỉ là quy trình thực hiện ở từng trường riêng lẻ.

"Tất cả thí sinh toàn quốc vẫn phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống hỗ trợ chung của Bộ GD&ĐT. Khi đó nguyện vọng của các em mới được ghi nhận và có hiệu lực pháp lý, kể cả những nguyện vọng xét tuyển sớm, các em có thể trúng tuyển sớm tới 10, 20 trường, nhưng chỉ được vào học một trường duy nhất. Do đó các em phải sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.

"Nếu các em đã trúng tuyển sớm và đạt được nguyện vọng số một, các em sẽ đỗ vào nguyện vọng đó, nhưng vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT. Các em không nên chủ quan, vì khi các em quay lại, hệ thống đã đóng và lúc đấy không còn cơ hội đăng ký. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn quản lý Nhà nước trong công tác tuyển sinh đến nay", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy khẳng định thêm.

Các em nhỏ, cùng phụ huynh hào hứng tham gia buổi làm bánh Trung thu.
Vừa học làm bánh Trung thu, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ
(Ngày Nay) - Tết Trung thu 2024 diễn ra trong những ngày miền Bắc gồng mình khắc phục cơn bão số 3. Tại Hà Nội, nhiều khu dân cư, trường học đã chuyển số tiền tổ chức Tết Trung thu sang từ thiện vùng lũ. Nhưng cũng có nơi vừa tổ chức buổi làm bánh Trung thu cho trẻ trải nghiệm, vừa hướng tới trẻ em vùng lũ bằng việc làm thiết thực.
Nhóm nhạc BTS tại Lễ khởi động sáng kiến "Love Myself" của UNICEF tại Hàn Quốc. Ảnh: UNICEF
Gặp gỡ fan BTS đứng sau blog gây quỹ được gần 1 tỷ đồng ủng hộ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
(Ngày Nay) - Trong những ngày qua, cộng đồng fan nhóm nhạc BTS tại Việt Nam (V-ARMY) đã một lần nữa chứng minh sức mạnh của tình yêu và sự đoàn kết. Chiến dịch quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 từ nhiều blog, fanpage đã thành công ngoài mong đợi khi con số tổng cộng vượt 1,2 tỷ đồng.
Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.