Những thách thức đầu tiên của cuộc đua tìm kiếm vắcxin phòng COVID-19

Rào cản lớn nhất đối với một loại vắcxin phòng COVID-19 có lẽ là giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khắt khe.
(Nguồn: dailytimes)
(Nguồn: dailytimes)

Các công ty dược phẩm đang chạy đua với một tốc độ chóng mặt để phát triển một loại vắcxin phòng ngừa bệnh COVID-19, nhưng họ cũng nhanh chóng vấp phải những thách thức trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng, năng lực sản xuất và sự phê chuẩn của chính phủ liên bang.

Thế giới đang đặt hy vọng vào một loại vắcxin có thể phòng ngừa COVID-19. Các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết sẽ rất khó để dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp giãn cách xã hội vốn đang tàn phá nền kinh tế toàn cầu cho đến khi một vắcxin được phát triển thành công.

Thông thường, phải mất từ 5-10 năm mới phát triển được các loại vắcxin. Các cuộc thử nghiệm ít ỏi trên người của một số loại vắcxin tiềm năng hiện đã được tiến hành, và giới chuyên gia cho biết có lý do để lạc quan.

Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng khung thời gian từ 12-18 tháng mà giới chức y tế liên bang của Mỹ nhấn mạnh có lẽ cần phải được kéo dài thêm. Họ lưu ý rằng loại vắcxin phòng bệnh quai bị - được cho là một trong những loại vắcxin được phê chuẩn nhanh nhất, cũng phải mất 4 năm tính từ giai đoạn phát triển ban đầu đến khi được cấp phép sử dụng vào năm 1967.

Rào cản lớn nhất đối với một loại vắcxin phòng COVID-19 có lẽ là giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khắt khe. Hơn 70 công ty dược phẩm đang nỗ lực nghiên cứu một loại vắcxin tiềm năng và đa số các công ty này đều không thể vượt qua giai đoạn đó.

Một số công ty đã tiến hành thử nghiệm trên người bằng công nghệ mới cho phép họ sử dụng chuỗi RNA hoặc DNA để phát triển các vắcxin tiềm năng nhanh hơn trước đây. Tuy nhiên, công nghệ này cũng chưa được kiểm chứng.

Chưa có một loại vắcxin RNA hay DNA nào được phê chuẩn để phòng ngừa một loại virus, và chưa có bất kỳ hãng chế tạo thuốc nào hiện đang nỗ lực sản xuất những kiểu vắcxin như thế này.

Moderna, công ty tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng đầu tiên với một vắcxin phòng COVID-19 tiềm năng vào giữa tháng Ba vừa qua, cho biết họ có khả năng sản xuất hàng triệu liều vắcxin mỗi tháng. Tuy nhiên, theo Jesse Goodman, một giảng viên của Đại học Y Georgetown, cho rằng sẽ cần ít nhất hàng trăm triệu liều để ngăn chặn dịch bệnh trên khắp nước Mỹ.

Chuyên gia có 15 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm và thuốc men cho biết: “Thách thức ở đây là một vài trong số các công nghệ mới chưa bao giờ trở thành các loại vắcxin được phê duyệt... và chúng chưa bao giờ được sản xuất với quy mô công nghiệp”.

Ngay cả khi một loại vắcxin có thể được phát triển nhanh chóng thì nó cũng cần được thử nghiệm rộng rãi để đảm bảo rằng nó an toàn khi ứng dụng phổ biến cho con người.

Ông Peter Hotez, Hiệu trưởng Trường Y khoa Nhiệt đới thuộc Đại học Y Baylor ở Houston, cho biết dù theo khung thời gian lạc quan nhất thì cũng không thể vội vàng với các bước kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của một loại vắcxin.

Các công ty cũng đang tìm cách đẩy nhanh việc phát triển một loại vắcxin thông qua việc tập hợp các cuộc thử nghiệm, tiến hành cùng lúc nhiều cuộc thử nghiệm hoặc thậm chí để cho con người bị lây nhiễm virus.

Ông Hotez dự báo sẽ có một sự đình trệ trong tiến trình thử nghiệm lâm sàng. Ông nói: “Vấn đề không phải là chế tạo ra vắcxin, mà là bạn cần thời gian để chứng minh vắcxin đó an toàn và hiệu quả” và sau đó là đảm bảo có một quy trình sản xuất vắcxin số lượng lớn sẵn sàng hoạt động. Nếu một loại vắcxin sắp được hoàn tất, chính phủ liên bang sẽ chịu sức ép khổng lồ để nhanh chóng phê chuẩn nó.

Giảng viên Goodman bày tỏ hy vọng các công ty có thể sản xuất một vắcxin có hiệu quả ít nhất là 80%. Trong khi đó, loại vắcxin phòng bệnh cúm mùa cũng chỉ có hiệu quả từ 40%-60%.

Ông nói thêm: “Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm được như thế và nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành, một loại vắcxin có độ hiệu quả thấp hơn cũng có thể được phê chuẩn”.

Theo Vietnamplus
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.