Những thứ cấm kị dùng chung với rượu

(Ngày Nay) - Rượu bia không hề tốt cho sức khỏe, và nếu như bạn dùng với một số loại thực phẩm sau lại càng hại thân, thậm chí là tử vong và rước nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
Những thứ cấm kị dùng chung với rượu

Thuốc giảm đau

Nếu bạn đã từng dùng thuốc giảm đau theo toa, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc kháng sinh sẽ rất quen thuộc với cảnh báo “Không uống đồ uống có cồn khi dùng thuốc này”.

Bởi nhiều loại thuốc sẽ không hợp khi tiếp xúc với chất cồn, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau như  oxycodone và hydrocodone.

Nếu dùng các loại thuốc này cùng với rượu sẽ gây ra chứng chóng mặt, buồn ngủ, không tỉnh táo. Thường xuyên sử dụng thuốc acetaminophen (Tylenol) kết hợp với rượu sẽ làm tổn thương gan, uống với Aspirin cũng có thể dẫn đến dạ dày khó chịu, chảy máu và loét.

Thuốc kháng sinh

Các nhóm thuốc giáng sinh như Metronidazole (Flagyl) và Azithromycin (Zithromax) nếu dùng chung với rượu có thể gây ra buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tổn thương gan.

Một số thuốc chống trầm cảm uống cùng rượu có thể làm tăng chứng trầm cảm, cũng như dẫn đến huyết áp cao, buồn ngủ và các triệu chứng khác.

Đồ chiên rán

Tuy rằng đồ ăn chiên rán không đến mức khiến bạn nguy kịch nếu dùng chung với rượu nhưng nó cũng gây ra một số vấn đề như đau bụng, đầy bụng, khó chịu, bởi lượng dầu mỡ quá nhiều, gây cản trở quá trình tiêu hóa, làm tổn thương dạ dày và ruột.

Nấm

Nấm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc gây đau dạ dày khi dùng chung với rượu, đặc biệt là nếu nấm được nấu chưa chín hoặc ăn sống.

Các độc chất trong nấm có nhiều loại, thường là gây kích ứng đường tiêu hóa, hủy hoại tế bào gan, thận, làm tê liệt thần kinh.

Đặc biệt, với những người khi uống rượu kèm ăn nấm thì nguy cơ ngộ độc rượu càng cao bởi sự tích tụ lượng aldehyd trong máu, gây cảm giác nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đánh trống ngực và khó thở, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Nước tăng lực

Rượu và nước tăng lực là đại kỵ khi đã có một số trường hợp tử vong vì pha trộn hai loại này để uống. Một số nghiên cứu tại Mỹ và Úc đã cho thấy, pha trộn rượu cùng nước tăng lực sẽ làm cho mức độ cồn trong máu tăng đột biến.

Khi kết hợp giữa nước tăng lực và rượu, nước uống tăng lực sẽ đánh lừa cảm giác như thể đưa rượu vào cơ thể rất ít làm cho bạn càng uống rượu nhiều hơn mà không thấy say.

Nguy hại hơn nữa là nước tăng lực còn làm cho bạn càng thèm muốn rượu và uống nhiều hơn. Chưa kể đến dùng nhiều nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp, gia tăng sự hồi hộp lo âu, mất ngủ và tim đập nhanh.

Cần sa

Dù được phép sử dụng với mục đích chữa bệnh ở nhiều nước, song cấm kị trộn cùng rượu. Bộ đôi này có thể dẫn đến nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, làm suy giảm kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động, và hiệu năng lái xe so với việc chỉ sử dụng hoặc rượu hay cần sa đơn lẻ.

Nguy cơ này sẽ cao gấp đôi khi bạn trộn hai thứ lại với nhau, sự kết hợp của rượu và cần sa có thể gây ra buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoảng loạn, lo lắng hay hoang tưởng và không làm chủ được hành động của chính mình.

Theo Tiêu dùng plus

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.