Trong thời tiết giao mùa hay chuyển lạnh đột ngột, nhiều người thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn. Đây cũng là thời điểm dịch cúm vào mùa. Nhưng các triệu chứng của cảm cúm thông thường và cảm lạnh hay khiến con người bị nhẫm lẫn, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn.
Đối với bệnh cảm lạnh, theo các bác sỹ cho hay, nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi thời tiết bất thường khiến cho cơ thể chưa thích nghi với điều kiện thời tiết tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào cơ thể. bên cạnh đó còn là do tiếp xúc với những nơi đông người hoặc những người bị cảm lạnh và có thể bạn không giữ ấm cơ thể.
Bệnh này với các triệu chứng bình thường như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, ho, sốt, trong người mệt mỏi, trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc thường xuyên thức dậy giữa đêm, đổ mồi hôi, cảm giác đầy bụng kho tiêu. Nhất là đau nhức cơ bắp, vùng cổ và cánh tay, bả vai, sống lưng và các khớp chân, tay. Với các triệu chứng như tức ngực, khó thở, thậm trí táo bón, ợ chua nặng thì tiêu chảy, đau bụng, mặt xanh xao, trong người cảm giác không còn sức khỏe. Còn đối với trẻ em thì khó ngủ, biếng ăn, táo bón, hay quấy khóc và tiêu chảy. Khi đã bị cảm lạnh thì cơ thể đã bị suy yếu cần phải có cách chữa kịp thời.
Cảm lạnh có cách chữa vô cùng đơn giản mà không cần phải uống thuốc. Đối với những người bị cảm lạnh việc cạo gió giúp đả thông khí huyết lưu thông kinh mạch. Với phương pháp này, dùng bạc và cạo bằng dầu nóng, nên sử dụng dầu ô liu. Dùng tay ấn mạnh đồng bạc xuống da ở những nơi bạn cảm thấy đau nhức mệt mỏi nhưng chủ yếu là ở lưng, gáy, cổ, trên trán, thái dương các cơ trước ngực… Cạo một cách chậm rãi kéo từ trên xuống dưới.
Xông lá cũng là một phương pháp hiệu quả trong trị cảm lạnh, nhiều loại lá bưởi, cỏ thơm, sả, chanh, ngải cứu…nấu lên, sử dụng một cái chăn xông sau đó cho nồi nước đã đun kỹ vào và người bị cảm lạnh cởi bỏ quần áo, vào trong chăn để hơi nước bốc lên. Sau khi xông xong thì bạn lau hết hơi nước và mặc lại quần áo. Xông xong tuyệt đối không được ra ngoài mà phải ở nơi kính gió.
Với cách đánh cảm bằng gừng cần phải chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi đập nhỏ. Sau đó dùng vải màn hoặc khăn mỏng túm gừng lại nhúm với rượu và sau đó chỉ việc đánh cảm cho người ốm vuốt từ trên đỉnh đầu xuống và đánh tất cả các phần trên cơ thể theo chiều từ trên xuống.
Theo VietQ.vn
Ngoài ra còn có thể sử dụng lòng trắng trứng gà đánh cảm, chỉ cần 1 đến 2 lòng trắng đã chín của trứng gà và cho đồng bạc vào lòng trắng và dùng một mảnh vải mỏng túm lại rồi sau đó cứ thế đánh từ trên trán xuống các bộ phận khác cũng đánh theo chiều từ trên xuống dưới, đánh khi nào thấy trứng nguội thì thôi, khi bỏ trứng ra sẽ thấy bạc đen như vậy là đã đánh cảm thành công.