Dùng trực thăng để trốn thoát
Để trốn khỏi án tù chung thân, tên tội phạm giết người 20 tuổi Rodney James Leonard đã cướp trực thăng để vượt ngục.
Một ngày tháng 12/1985, một phụ nữ trẻ tên Joyce Mattox (đồng bọn bên ngoài của Rodney James Leonard) thuê chiếc trực thăng nhỏ Hughes 300-C ở sân bay gần trại giam. Lúc đó, khoảng 200 tù nhân đang đi dạo trong sân tù. Khi máy bay tiếp cận, 5 tên lao đến, trong đó có Rodney James Leonard.
Sau khi bám lấy trực thăng, 3 trong số các tù nhân (gồm Rodney James Leonard, Jesse Smith và William Ballew, hai kẻ vào tù vì tội cướp có vũ trang) đã trèo lên trực thăng thành công.
Phi vụ vượt ngục bất thành, 3 tên tù phải chịu thêm nhiều tội khác. Ảnh minh họa |
Cảnh sát nhà tù lập tức bắn loạt đạn nhằm khống chế các tên tù vượt ngục khiến cho phi vụ đào tẩu của 3 tên tù thất bại. Cảm giác tự do vừa chớm đến đã bị loạt đạn phá vỡ. Chúng bị kết án thêm các tội bắt cóc, cướp máy bay và hành hung vào bản án đã tuyên trước đó.
Dùng quả đào để vượt ngục
Khi Michel Vaujour, Pháp, nhận án tù 27 năm vì tội cướp ngân hàng, vợ hắn, Nadine Vaujour, bắt đầu học lái trực thăng. Năm 1986, Nadine lập kế hoạch táo bạo và tinh vi nhằm giải cứu Michel khỏi La Sante, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thủ đô Paris.
Nhờ có đồng bọn bên ngoài hỗ trợ, nhiều tên tù đã vượt ngục thành công. Ảnh minh họa |
Để ‘lòe’ cảnh sát ngục, Michel Vaujour đã trèo lên mái nhà tù với khẩu súng giả và 1 quả đào giả làm lựu đạn và chờ vợ đến cứu.
Cuộc đào tẩu thành công. Tuy nhiên, vài tháng sau, tên này trúng đạn trong 1 vụ cướp ngân hàng và bị bắt lại vào tù. Năm 2003, tên cướp ra tù sau 27 năm thụ án.
Trốn trong thùng các-tông để vượt ngục
Năm 1987, Richard Lee McNair, 29 tuổi ở bang Oklahoma (Mỹ) bị bắt vì tội giết người, âm mưu giết người và trộm cắp.
Để không phải thụ án, Richard Lee McNair đã dùng mọi thủ đoạn để trốn thoát. Ban đầu là việc hắn bôi kem dưỡng môi lên còng tay để tẩu thoát.
Để vượt ngục, nhiều tên tù đã nghĩ ra rất nhiều chiêu trò khác lạ. Ảnh minh họa |
Sau nhiều tháng truy nã kẻ sát nhân khắp thành phố Minot, cảnh sát tóm hắn và đưa đến nhà tù bang North Dakota. Năm 1992, McNair bò qua ống thông gió trong trại giam và tiếp tục chạy trốn. 9 tháng sau, cảnh sát bắt hắn và tống vào nhà tù liên bang.
Chưa dừng tại đó, năm 2006, Richard Lee McNair tìm thấy cơ hội vượt ngục khi làm nhiệm vụ sửa chữa các thùng các-tông rách.
Xem thêm:
1. Pablo Escobar – Trùm ma túy khét tiếng nhất trong lịch sử
2. Những súng bắn tỉa ‘sát thủ’ nhất thế giới
3. Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi
Ngày 5/4, tên tù cuộn tròn mình trong một thùng bưu phẩm tự làm đặt trên một tấm nâng hàng. Người ta chuyển tấm nâng hàng đến nhà kho gần đó. McNair nằm trong thùng trong nhiều giờ, hít thở bằng một ống nhỏ đâm xuyên qua tấm nâng hàng. Khi lính canh kho đi ăn trưa, hắn thoát khỏi thùng và đi bộ ra khỏi nhà kho. Trong vòng một năm, kẻ đào tẩu chạm trán cảnh sát nhiều lần nhưng vẫn chạy thoát.
Đào hầm để đào tẩu
Ngày 28/3/1918, đội tuần tra Đức bắt Trung úy Cecil Molle Feez, Australia, và giam ông vào trại tù binh Landshut ở bang Bavaria. Tại đây, Feez hợp tác cùng một tù binh khác, trung úy Oscar Thomas Flight, trong một kế hoạch đơn giản và nguy hiểm: Đào hầm chạy trốn.
Trong nửa năm dài đằng đẵng, Cecil Molle Feez và đồng bọn đã dùng thìa và dĩa để đào hầm trong buồng giam. Vào mùa thu năm 1918, đường hầm gần hoàn thành.
Tuy nhiên, kế hoạch thất bại trong phút chót khi quân Đức hay tin gián điệp tiết lộ. Chúng kiểm tra phòng giam và tống Feez và Flight vào phòng biệt giam trong 11 ngày.
Trang Ly (Tổng hợp)