Nối dài đối thoại của di sản và nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 19/11, chương trình giới thiệu nghệ thuật Trúc Chỉ và biểu diễn thời trang của NTK Vũ Việt Hà đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.
Chương trình giới thiệu nghệ thuật Trúc Chỉ và biểu diễn thời trang. Ảnh Đình Trung.
Chương trình giới thiệu nghệ thuật Trúc Chỉ và biểu diễn thời trang. Ảnh Đình Trung.

Tham gia chương trình có đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Việt Nam, Bộ VHTTDL; đồng chí Phạm Quốc Việt, Trưởng Phòng VHTT, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hà Nội, cùng với lãnh đạo các ban ngành, các nhà nghiên cứu, nghệ nhân, nghệ sĩ, cơ quan báo chí và đông đảo công chúng Thủ đô.

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh: "Lễ hội sáng tạo là dịp để khẳng định sức sống, sức sáng tạo của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng. Khuyến khích hình thành cộng đồng sáng tạo kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hóa như kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế... tạo ra nền tảng để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống".

Năm nay, chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam của quận Hoàn Kiếm tập trung tại 6 địa điểm là Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ; Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm; Ngôi Nhà Di sản - 87 Mã Mây; Đình Kim Ngân - 42 Hàng Bạc; Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ - 28 Hàng Buồm; Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào...

Với điểm nhấn là các chương trình như Triển lãm Trúc Chỉ, chủ đề "Thắm"; Tọa đàm về ứng dụng chất liệu Tuồng trong đời sống đương đại; Biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc; Không gian giới thiệu Trà Việt, chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”; Trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật Thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”; Giao lưu văn hóa giữa các địa phương: Giới thiệu nghệ thuật gốm Bát Tràng - Hà Nội và gốm Đông Hòa - Phú Yên; Trưng bày, giới thiệu sản phẩm sơn mài Hanoia...

Nối dài đối thoại của di sản và nghệ thuật ảnh 1

Không gian triển lãm Trúc Chỉ tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm.

Trong chương trình, bên cạnh màn biểu diễn thời trang mang đậm nét truyền thống của NTK Vũ Việt Hà, công chúng Thủ đô cho thấy sự quan tâm không nhỏ tới nghệ thuật Trúc Chỉ được trưng bày trong khuôn viên 22 Hàng Buồm. Theo đó, nghệ thuật Trúc Chỉ đề cao và lan tỏa sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, phù hợp với tinh thần vận hành và phát triển của Thành phố Hà Nội - thành viên của mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Nhận định về triển lãm họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, giám tuyển nghệ thuật của dự án cho biết: "Nối tiếp những cuộc triển lãm đã từng thực hiện tại 22 Hàng Buồm, triển lãm Trúc Chỉ lần này như một sự nối dài các đối thoại giữa nghệ thuật với di sản trong lòng thành phố Hà Nội. Qua đó cho thấy các tác phẩm nghệ thuật được sử dụng một cách hiệu quả như thế nào để đưa di sản văn hóa đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là những người trẻ".

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).