Nới lỏng phim 'nóng' có giúp phim Việt thăng hoa?

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Dự thảo lần thứ 3 Luật điện ảnh (sửa đổi) mới đây đã đưa ra đề xuất có thêm phân loại phim ở lứa tuổi dưới 21 thay vì chỉ có 18 như trước. Mức C21 này thực sự gây chú ý vì đây là mức phân loại cao chưa từng có ở thị trường điện ảnh Việt Nam.

Nới lỏng phim 'nóng' có giúp phim Việt thăng hoa?

Thêm phân loại độ tuổi

Giữa tháng 12/2020, Cục Điện ảnh lần thứ ba tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Dự thảo lần thứ ba rõ ràng hơn về cấu trúc, được các doanh nghiệp và chuyên gia điện ảnh ghi nhận có tiến bộ. Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành thông tin, dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi gồm 8 chương và 44 điều, trong đó có một số nội dung mới được bổ sung.

Năm nay, Luật Điện ảnh (sửa đổi) dự kiến có rất nhiều thay đổi. Đáng chú ý nhất, tại Điều 27 về phân loại phim, dự thảo đưa ra một số mức phân loại độ tuổi mới so với các nhãn phim theo độ tuổi áp dụng từ năm 2015: mức PG - phim cho phép trẻ em dưới 13 tuổi được xem phim C13 với điều kiện đi cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; mức C21 - phim không phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 21; C - phim không phổ biến đến mọi đối tượng khán giả.

Nhiều đạo diễn phim đồng tình với mức phân loại C21 này bởi đây là bước tiến mở rộng hơn cho các nhà làm phim, cho thị trường điện ảnh vì theo cách hiểu giống một số quốc gia lân cận, phim C21 là những phim mang tính thể nghiệm, gây tranh cãi, bạo lực, tình dục… nghĩa là mức độ thể hiện so với phim 18+ hứa hẹn độ thoáng hơn, bạo hơn. Nhưng cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: giới hạn khác nhau của phim C21 và C18 nằm ở đâu? Quy định nào nói rõ sự khác nhau giữa hai mức độ này khi mà ở Việt Nam, pháp luật hiện hành chỉ có ranh giới dưới và trên tuổi 18?

Ông Nguyễn Thế Phong, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất phim Hoan Khuê (HK Film) cho rằng: “Thực tế phải quy định rõ C21 khác gì C18, vì đối chiếu luật các lĩnh vực khác thì chỉ quy định là người trên 18 tuổi chứ không có ranh giới 21 tuổi thì trách nhiệm khác nhau ra sao. Chúng ta phải làm rõ để tránh nhầm lẫn là C18 cũ đổi tên. Chúng tôi rất đồng tình thêm C21 bởi mức phân loại này sẽ cực kỳ thoáng với các nhà làm phim”.

Còn nhiều điểm lạc hậu cần xóa sổ

Năm nay, ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong thời gian qua ít nhiều ảnh hưởng đến thói quen giải trí của nhiều người. Khán giả chọn hình thức xem phim trên các ứng dụng online để giải trí. Đây là lúc Luật Điện ảnh bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Phổ biến phim trên không gian mạng là một trong những nội dung bắt kịp xu thế phát triển được đưa vào dự thảo lần này.

Phim ảnh không còn bó hẹp chiếu rạp hay phát sóng trên truyền hình nữa, khối lượng phim khổng lồ được phổ biến từng phút trên không gian mạng. Chưa bao giờ, câu chuyện thẩm định và dán nhãn phim nguội đi, nhất là thời gian qua, sự cố bỏ lọt đường lưỡi bò trong phim hoạt hình “Everest: Người tuyết bé nhỏ” khiến dư luận càng bức xúc. Vấn đề khai thác, phổ biến phim trên không gian mạng và các phương tiện nghe nhìn, thiết bị di động là những những nội dung mới, chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

TS Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam bày tỏ quan điểm, Luật Điện ảnh 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh 2009 được ban hành khi điện ảnh đang tồn tại ở dạng “truyền thống”, nghĩa là điện ảnh phim nhựa – như khi điện ảnh ra đời cách đó hơn một thế kỷ (năm 1895). Nhưng đến đầu những năm 2010 thì phim nhựa “bất ngờ” chuyển sang phim kỹ thuật số, kéo theo toàn bộ những thay đổi trong quy trình sản xuất, phổ biến, phát hành, lưu trữ phim.

“Đến hôm nay, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi cuộc sống cả thế giới mà điện ảnh là ngành thay đổi rất nhiều, rất lớn bởi kỹ thuật số. Mặt khác, do xã hội phát triển mạnh mẽ, đồng thời một số quy định trong Luật Điện ảnh đã bị các luật khác phủ định, theo đó Luật Điện ảnh có nhiều điểm lạc hậu, cần sửa đổi” - bà Lan nói.

Cũng theo TS Ngô Phương Lan, trong bối cảnh hiện nay, khi các phim chiếu online thành trào lưu, chúng ta không thể quản lý theo phương thức quản lý phim truyền thống khi vẫn phải phân loại, cấp phép theo từng phim. Khi khối lượng phim nhà cung cấp đưa lên mạng có lúc gấp hàng nghìn, thậm chí chục nghìn lần so với số lượng phim đang lưu hành ở hệ thống rạp, không biết hội đồng nào có thể duyệt xuể. Còn nếu không duyệt, sẽ bất bình đẳng, khi phim trên mạng được phổ biến rộng rãi, len lỏi khắp nơi mà không cần thẩm định cấp phép, còn phim ra rạp, hạn chế trong một vài triệu người thì phải cấp phép một cách chặt chẽ, phải chỉnh sửa, cắt gọt.

Vướng mắc lớn nhất thời gian qua chính là chưa có hành lang, công cụ pháp lý để quản lý nội dung phim phát sóng trên các trang thông tin có tên miền nước ngoài. Đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) nêu, Bộ chưa cấp phép cho DN nào kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền trên nền tảng internet. Bộ nhiều lần nhắc nhở các trang như Netflix, WeTV, Youtube đề nghị chấn chỉnh và gỡ bỏ nội dung xuyên tạc chủ quyền, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam.

Theo ông Vi Kiến Thành, trải qua 14 năm thực thi, Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) trước sự vận động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Đi kèm với đó là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, thiếu bình đẳng đang diễn biến phức tạp mà luật chưa quy định cụ thể, chưa có chế tài xử lý. Việc có thêm phân loại độ tuổi C21 chỉ là một trong những điểm dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) nhắc đến. Nhiều vấn đề nổi cộm khác của Luật Điện ảnh (sửa đổi) vẫn rất cần tiếp tục góp ý và nhìn nhận một cách nghiêm túc.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.