Nóng lên toàn cầu khiến Bắc Cực lâm nguy

[Ngày Nay] - Một loạt hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang khiến khu vực Bắc Cực chao đảo.
Nóng lên toàn cầu khiến Bắc Cực lâm nguy

Bắc Cực bốc cháy

Nhiệt độ cao kỷ lục và gió mạnh đã gây ra một số vụ cháy rừng chưa từng có trên toàn khu vực vào mùa hè này. Chỉ riêng ở Siberia, hàng trăm vụ cháy rừng được chụp bằng hình ảnh vệ tinh ngày 28/7 lan ra  khoảng 3 triệu ha đất. Trên khắp Alaska, có tới 400 vụ cháy rừng đã bùng cháy vào giữa tháng 7 năm nay. Và sự nóng lên cũng đang làm tan băng Greenland với tốc độ đáng báo động.

Trung tâm giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu (CAM) đã theo dõi dữ liệu về những vụ cháy rừng xảy ra trên toàn cầu và cho biết quy mô cũng như cường độ của các vụ cháy rừng xảy ra trong tháng 6/2019 đã phá vỡ kỷ lục trong 16 năm qua. Tháng 7 cũng tương tự như vậy. Mark Parrington, chuyên gia khoa học cao cấp của CAM nói: “Tôi thấy giật mình bởi hỏa hoạn ở Bắc Cực”.

Tổ chức Khí tượng Thế giới báo cáo ngày 12/7, cháy rừng thường xảy ra ở Bắc Cực vào tháng 7 và tháng 8, gây ra bởi các vụ sét đánh. Nhưng năm nay, điều kiện nóng và khô bất thường ở Bắc bán cầu vào tháng 6 đã làm trầm trọng thêm vấn đề và khiến mùa cháy bắt đầu sớm hơn.

Nhiệt độ cao bất thường và lượng mưa thấp trong khu vực gần như chắc chắn đã gây ra vụ cháy rừng tháng 7. Đầu tháng 8, CAM sẽ phát hành bản tin hàng tháng tóm tắt dữ liệu tháng 7. “Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu những đám cháy xảy ra trong tháng 7 tương ứng với sự bất thường của khí hậu” - Parrington nói.

Alaska ngày 4/7 có nhiệt độ kỷ lục lên tới 32,2 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 6 ở các vùng của Siberia cao hơn gần 10 độ so với nhiệt độ trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Cùng tháng đó, hơn 100 đám cháy dữ dội đã bùng cháy ở Bắc Cực.

Greenland tan chảy

Ngày 1/8, vệ tinh Copernicus Sentinel-3 đã chụp được hình ảnh ở miền tây Greenland. Trong khi đó, các ao tan chảy xuất hiện ngày càng nhiều trên băng, một hiệu ứng khác của nhiệt độ kỷ lục.

Tháng 7, 197 tỷ tấn băng trên bề mặt của Greenland tan vào Đại Tây Dương. Ngày băng tan nhiều nhất là 31/7 với khối lượng lên đến 10 tỷ tấn. Đây là một trong những đợt mất băng trầm trọng nhất của Greenland kể từ năm 2012, khi 97% lớp băng trên bề mặt có hiện tượng tan chảy. Năm nay lớp băng bề mặt mới tan 56%, nhưng nhiệt độ lại cao hơn đợt nóng năm 2012. Riêng lượng băng tan trong tháng 7 cũng đủ khiến mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 0,5 mm.

Hiện tượng băng tan ồ ạt lần này xảy ra sau khi một đợt nóng quét qua châu Âu, tạo nên mức nhiệt kỷ lục ở Pháp và ảnh hưởng tới Greenland. Tháng 6 năm nay là tháng 6 nóng nhất từng ghi nhận trong lịch sử. Sự ấm lên toàn cầu diễn ra đồng thời với việc mức CO2 trong khí quyển tăng mạnh, chạm ngưỡng chưa từng thấy trong 800.000 năm qua.

Lượng khí thải carbon

Những “vệt sáng” ở Bắc Cực không chỉ thiêu đốt những vùng đất rộng lớn mà còn thải ra một lượng lớn carbon dioxide. Chỉ riêng những vụ cháy trong tháng 6 đã giải phóng hơn 50 megat carbon dioxide, WMO cho biết, nhiều hơn tổng số khi thải bởi tất cả các vụ cháy trong tháng 6 từ 2010 - 2018. Tổng lượng khí thải CO₂ từ các vụ cháy rừng ở Bắc Cực trong tháng 7 được ước tính vào khoảng 79 megatons, gấp đôi kỷ lục trước đó vào tháng 7/2004.

Phát thải CO₂ và các khí nhà kính khác chịu trách nhiệm cho thời đại nóng lên toàn cầu hiện nay. Phát thải khí nhà kính do con người gây ra đã làm hành tinh nóng lên 1 độ C so với thời tiền sử. Nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và tồn tại của các vụ cháy rừng trong khu vực.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.