(Ngày Nay) - Hàng trăm nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới dự đoán rằng trong thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên ít nhất 2,5C so với mức thời tiền công nghiệp, không giữ được các mục tiêu đã đặt ra và sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho nhân loại và hành tinh.
(Ngày Nay) - Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm gia tăng tốc độ ấm lên của Trái Đất, đặt ra thách thức chưa từng có đối với cộng đồng quốc tế. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, sự tàn phá của biến đổi khí hậu ngày càng có thể cảm nhận rõ ràng hơn, nhất là trong 8 năm qua, nhiệt độ Trái Đất ở mức cao kỷ lục kể cả khi hiện tượng La Nina xảy ra năm 2020 đã phần nào giúp làm mát bầu khí quyển.
(Ngày Nay) - Trong thập niên 2013-2022, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng thêm 4,62mm/năm, tăng gấp đôi so với thập niên 1993-2002, chủ yếu do sông băng tan chảy và nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục.
Trong báo cáo mới nhất vừa công bố ngày 8/9, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo rằng nếu thế giới không kiểm soát được tình trạng nóng lên toàn cầu theo các mục tiêu đã đề ra trong các Hiệp ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu thì hậu quả đối với loài người sẽ hết sức khó lường và không thể đảo ngược.
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, khó dự báo và nhận định chung là trái đất đang có xu hướng nóng lên. Chính vì thế, mùa Đông cũng sẽ có xu hướng ấm hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, từ ngày 30/1 (tức 28 tháng Chạp năm 2021) đến nay, liên tục có các đợt không khí lạnh tăng cường xuống nước ta khiến thời tiết Bắc Bộ chìm trong mưa rét kéo dài.
Các chuyên gia thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) mới đây đã cảnh báo nhiệt độ trung bình ở quốc gia này sẽ tăng 1,5ºC trong vòng chưa đầy 5 năm, đồng nghĩa với việc Mexico đang nóng lên với tốc độ cao hơn nhiều so với thế giới.
(Ngày Nay) - Nhà khoa học Markus Rex, người dẫn đầu chuyến thám hiểm Bắc Cực lớn nhất từ trước tới nay, hôm 15/6 đã lên tiếng cảnh báo rằng thế giới đã bỏ qua điểm giới hạn để có thể đảo ngược đà nóng lên toàn cầu.
(Ngày Nay) - Đại dương hấp thụ carbon dioxide (CO2) do loài người thải ra, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng này của các đại dương có thể bị suy giảm và thậm chí đảo ngược trong tương lai. Các đại dương hiện là lá phổi xanh của hành tinh, cuối cùng có thể góp phần vào sự ấm lên toàn cầu (còn gọi là sự nóng lên toàn cầu).
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo Phát triển Bền vững hàng năm lần thứ 21, tập đoàn Ford Motor đã tuyên bố mục tiêu của hãng - trung hòa carbon trên toàn cầu trước năm 2050. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để giải quyết những vấn đề cấp bách về biến đổi khí hậu.
(Ngày Nay) - Các cuộc đàm phán về khí hậu quốc tế đã kết thúc vào Chủ nhật tuần qua khi các nước lớn chống lại các lời kêu gọi tăng cường nỗ lực để ngăn ngừa tình trạng nóng lên toàn cầu và hoãn quy định của thị trường mua bán phát thải carbon toàn cầu cho đến năm tới.
Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Environmental Research Letters cho thấy tình trạng tan băng tại Bắc Cực khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn báo cáo của các nhà nghiên cứu công bố tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP24) đang diễn ra ở Katowice (Ba Lan) cho thấy Trái Đất vẫn đang trong quá trình nóng lên, vượt xa mức tăng nhiệt độ đề ra theo Thỏa thuận Paris năm 2015.
Chụp ảnh selfie với khuôn mặt cá, phát hành sách nấu ăn, trải nghiệm tình huống tranh giành thực phẩm giả định,... là những hoạt động thú vị nhưng vô cùng thiết thực do nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới tổ chức nhằm hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2015.
Nguyên nhân đằng sau những hố bí ẩn ở vùng Siberia được mệnh danh là “nơi tận cùng thế giới” từ lâu vẫn là câu hỏi làm đau đầu giới khoa học. Đến nay, bí ẩn này đã dần được làm sáng tỏ với câu trả lời thuyết phục nhất là do biến đổi khí hậu.