Nông nghiệp, ôtô, công nghệ: 3 'nạn nhân' lớn nhất của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây thiệt hại nhiều tỷ USD cho cả hai bên trong năm 2018. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất rơi vào các ngành nông nghiệp, ôtô và công nghệ - hãng tin Reuters cho hay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) cùng các quan chức cấp cao hai nước trong cuộc gặp ở Argentina hôm 1/12 - Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) cùng các quan chức cấp cao hai nước trong cuộc gặp ở Argentina hôm 1/12 - Ảnh: Reuters.

Thiệt hại này có thể sẽ thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm đạt một thỏa thuận để xuống thang căng thẳng trước ngày 2/3 - hạn chót của thỏa thuận "đình chiến" thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo nhà kinh tế học nông nghiệp Wally Tyner thuộc Đại học Purdue, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước đã thiệt hại khoảng 2,9 tỷ USD trong năm ngoái do thuế quan của Bắc Kinh áp lên các mặt hàng nông sản gồm đậu tương, lúa mỳ và cao lương từ Mỹ.

Thương mại nông sản bị gián đoạn gây thiệt hại đặc biệt lớn cho cả hai bên, bởi Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, còn đậu tương lại là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. 

Trong năm 2017, giá trị nhập khẩu đậu tương Mỹ của Trung Quốc đạt khoảng 12 tỷ USD.

Vào tháng 7, Bắc Kinh áp thuế quan bổ sung 25% lên đậu tương Mỹ để trả đũa việc Washington tăng thuế nhập khẩu đối với hàng Trung Quốc. Kể từ đó, Trung Quốc chủ yếu dựa vào nguồn đậu tương từ Brazil. 

Do nhu cầu tăng mạnh, giá đậu tương Brazil leo thang, khiến các nhà nhập khẩu đậu tương Trung Quốc phải mua với giá cao hơn.

"Đây sẽ là lý do để hai bên phải tìm ra được giải pháp cho chiến tranh thương mại", ông Tyner nhận định. "Cả Mỹ và Trung Quốc đều phải hứng chịu thiệt hại".

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2018 giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, còn khoảng 8,3 tỷ USD.

Để giúp nông dân Mỹ khắc phục hậu quả chiến tranh thương mại, Chính phủ nước này đã phải chi khoảng 11 tỷ USD dưới dạng hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và mua vào nông sản.

Tháng 12 vừa qua, Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu tương Mỹ, như một phần trong thỏa thuận "đình chiến" thương mại đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Argentina. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn giữ mức thuế bổ sung 25% đối với đậu tương Mỹ, khiến các công ty thuộc khu vực tư nhân của Trung Quốc vẫn không thể nhập đậu tương từ Mỹ.

"Với mức thuế như vậy, số đậu mà Trung Quốc nhập từ Mỹ mới đây không thể được giao dịch trong hệ thống thương mại", lãnh đạo một công ty thức ăn chăn nuôi Trung Quốc cho hay. "Những đợt mua đó hầu như không có hiệu ứng gì với thị trường cả".

Trung Quốc cũng "chịu trận" khi nhiều sản phẩm của nước này như pin điện thoại bị Mỹ áp thuế, bởi khách hàng bắt dầu tìm mua sản phẩm từ các quốc gia khác.

Trong khi đó, một nghiên cứu của Hiệp hội Công nghệ tiêu dùng Mỹ (CTA) cho thấy thuế quan mà chính quyền ông Trump áp lên các sản phẩm từ Trung Quốc khiến ngành công nghệ Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD mỗi tháng.

Ngoài ra, theo một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang (FED) chi nhánh Dallas, thuế quan cũng làm gia tăng chi phí, suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực bán lẻ, chế biến-chế tạo và xây dựng.

Ba hãng xe lớn nhất của Mỹ, gồm General Motors (GM), Ford và Fiat Chryser đều đã phàn nàn rằng thuế quan khiến lợi nhuận của mỗi hãng giảm bớt khoảng 1 tỷ USD trong năm 2018. 

Nhiều chuyên gia dự báo Ford và Fiat Chryser có thể sẽ hứng chịu thêm khoản thiệt hại tương tự trong năm 2019.

Theo VnEconomy
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.