Nữ họa sĩ Israel ‘phải lòng’ đất nước, con người Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Tối 26/10 tại quán Hà Nội Café ở trung tâm thành phố Tel Aviv (Israel) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh của nữ họa sĩ người Israel gốc Pháp, Jennifer Amouyal.
Nữ họa sĩ Israel ‘phải lòng’ đất nước, con người Việt Nam ảnh 1
Nữ họa sĩ Jennifer Amuel (ảnh nhân vật cung cấp).

Triển lãm tranh mang tên WANDERLUST, do Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đồng tổ chức. Khách mời bao gồm Đại sứ các nước Châu Á Thái Bình Dương như Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... cùng đông đảo bạn bè Israel và quốc tế.

Họa sĩ Jennifer cho biết, lần đầu đặt chân đến Việt Nam cách đây 3 năm, cô đã có một tháng du lịch và tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông tại tỉnh Lào Cai. Nữ họa sĩ có ấn tượng sâu sắc, thậm chí “phải lòng” trước những khuôn mặt phụ nữ hồn hậu, hiếu khách. Những người dân địa phương dù không cùng chung ngôn ngữ nhưng đã dạy cô hát, chào đón cô như một thành viên trong gia đình. Trở về Israel, những tác phẩm về những người phụ nữ nơi vùng đất còn nhiều khó khăn đó lần lượt ra đời.

“Lần đầu tiên tới Việt Nam, tôi rất ấn tượng bởi con người và văn hoá nơi đây. Đặc biệt, trong những ngày đi khám phá văn hoá của người H’Mông, tôi thực sự được truyền nguồn cảm hứng và sinh lực mới từ những người dân địa phương. Những bộ trang phục dân tộc sặc sỡ và vẻ đẹp rực rỡ của các cô gái H’Mông thực sự làm tôi choáng ngợp”, họa sĩ Jennifer nói.

Nữ họa sĩ Israel ‘phải lòng’ đất nước, con người Việt Nam ảnh 2
Bức họa “H’Mông Flower” của họa sĩ Jennifer Amouyal.

Nổi bật trong triển lãm là những bức tranh về Vịnh Hạ Long, về người lao động nông thôn, những cô gái H’Mông… bằng chất liệu acrylic trên vải, thể hiện nét đẹp của người phụ nữ H’Mông trong trang phục truyền thống. Một số tác phẩm được thể hiện bằng vật liệu và kỹ thuật mới, vàng lá dát trên giấy in báo bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hebrew, thể hiện cá tính và phong cách ngày càng tự do của nữ họa sĩ.

Bà Đặng Tú Anh, Phu nhân Đại sứ Việt Nam tại Israel cho rằng các tác phẩm của họa sĩ Jennifer phản ánh mối liên hệ sâu sắc của cô với những người mà cô đã gặp trong chuyến hành trình tới Việt Nam, đưa người xem vào con đường huyền bí của nền văn hóa, con người và lịch sử phong phú thông qua cách thể hiện màu sắc đầy sáng tạo. Hy vọng thông qua các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Jennifer, người xem có thể khám phá đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Israel cũng như với bạn bè quốc tế.

Họa sĩ Jennifer cho biết cô luôn có ước mơ được đóng góp cho cộng đồng. Sau triển lãm này, cô sẽ dành một phần doanh thu từ số tiền bán tranh để quay trở lại Việt Nam mua sách vở tặng cho trẻ em và hỗ trợ những phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai. Kể từ khi trở về Israel, cô luôn mong ngóng sẽ sớm được trở lại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Jennifer bắt đầu vẽ tranh đến với thế giới nghệ thuật ở tuổi đôi mươi, khi cuộc sống trải qua giai đoạn khó khăn và cô tranh thủ thời gian để bắt đầu vẽ tranh. Sau đó, cô theo học tại Trường Nghệ thuật Hiện đại ở Paris. Kể từ khi chuyển đến Israel sinh sống năm 2014, các tác phẩm của Jennifer chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa và xã hội Israel, tự do và khoáng đạt hơn. Cô tự cho phép mình đi lệch khỏi các dòng nghệ thuật chính và tách ra khỏi các nghệ sĩ hoặc các quy tắc trong nghệ thuật địa phương.

Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.