Obama: 'Anh chống khủng bố tốt hơn khi trong EU'

Trong chuyến thăm 3 ngày tới London, tổng thống Obama được cho là sẽ dùng tầm ảnh hưởng của mình để thuyết phục Anh ở lại với EU trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6 tới.
Obama: 'Anh chống khủng bố tốt hơn khi trong EU'

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Anh vào hôm 21/4 vừa qua trong chuyến thăm ba ngày. Lo ngại sự ra đi của Anh có thể làm phương Tây suy yếu, chuyến đi của ông Obama tới London được cho là để thuyết phục người dân nước này rằng các vấn đề như khủng bố, nhập cư và suy thoái kinh tế có thể được xử lý hiệu quả hơn nếu như Anh là một thành viên của EU.

“Liên minh châu Âu không làm suy giảm ảnh hưởng của Anh, mà mở rộng nó, nước Mỹ nhìn thấy tiếng nói của Anh ở châu Âu có sức mạnh giúp đảm bảo cho vị thế của châu Âu trên thế giới được vững chắc, giữ cho liên minh được hướng ngoại và liên kết chặt chẽ với các đồng minh ở bên kia Đại Tây Dương”, tờ Daily Telegraph dẫn lời ông Obama.

Obama: 'Anh chống khủng bố tốt hơn khi trong EU' ảnh 1

Thủ tướng Anh Cameron và Tổng thống Mỹ Obama.

Khả năng chống khủng bố của Anh sẽ "hiệu quả hơn" nếu liên kết chặt chẽ với các đồng minh châu Âu, ông Obama cho biết thêm.

Tổng thống Obama công nhận rằng đến cuối cùng thì vấn đề này do chính cử tri Anh tự định đoạt. Tuy nhiên ông nói thêm "...kết quả từ quyết định của quí vị là vấn đề mà Mỹ quan tâm sâu sắc."

Ông cũng nhấn mạnh quan hệ của Mỹ với Anh "được tôi luyện khi chúng ta cùng đổ máu trên chiến trường" và gọi nước Anh là "một người bạn".

Tuy nhiên, người ủng hộ cho lá phiếu rời EU là Thị trưởng London Boris Johnson lại nhận định tuyên bố của ông Obama là "một ví dụ hết sức sống động về lối "nói vậy mà không phải vậy".

Việc tổng thống Mỹ can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý của Anh về việc có ở lại EU hay không trong lá phiếu vào 23/06 này là chủ đề được tranh luận gay gắt và châm ngòi cho cáo buộc từ những ai muốn rời EU về điều họ gọi là "sự đạo đức giả" .

Trước đó vào hồi tháng 2, Thủ tướng Cameron nói nước Anh sẽ bỏ phiếu quyết định việc ra đi hoặc ở lại Liên minh châu Âu.

Ông nói ông sẽ vận động cho việc ở lại trong một Liên hiệp Âu châu đã được cải tổ, và gọi việc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tới đây là một trong những quyết định lớn nhất của nước Anh trong thời đại mới.

Trong tuyên bố của mình, ông Cameron cũng cảnh báo rằng việc rời khỏi EU có thể sẽ là một 'bước nhảy vào bóng tối' và ông thúc giục cử tri hãy ủng hộ thỏa thuận cải tổ của ông.

"Những người muốn rời EU không thế cho quý vị biết là các doanh nghiệp của Anh có thể tiếp cận được vào thị trường thương mại tự do chung của châu Âu hay không, liệu công ăn việc làm của người dân có được đảm bảo không. Tất cả những gì họ đưa ra chỉ là nguy cơ rơi vào một giai đoạn bất ổn, một bước nhảy vào bóng tối."

Trong lời kêu gọi trực tiếp nhắm tới cử tri, ông nói: "Lựa chọn nay trong tay quý vị - nhưng lời khuyến nghị của tôi là rất rõ ràng. Tôi tin rằng nước Anh sẽ an toàn hơn, mạnh hơn, tốt đẹp hơn khi ở lại trong khối Liên hiệp Âu châu đã cải tổ."

Các quan chức cao cấp trong chính phủ đã ngay lập tức phân rẽ thành các nhóm muốn ở lại và muốn rời khỏi EU.

Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đứng đầu danh sách những người tuyên bố muốn vận động để Anh ở lại, trong lúc Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove đứng vào phe muốn ra khỏi EU.

Bà May nói rằng EU còn lâu mới trở nên hoàn hảo, nhưng "vì các lý do an ninh, phòng chống tội phạm và khủng bố, thương mại với châu Âu và quyền tiếp cận vào các thị trường khác trên thế giới" thì nước Anh sẽ có lợi nếu ở lại trong khối.

Ông Gove nói việc phản đối thủ tướng là quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp của ông, nhưng ông tin rằng "đất nước chúng ta sẽ tự do hơn, công bằng hơn và tốt hơn nếu đứng ngoài EU", và nói thêm rằng "trong lúc chưa đem lại được an ninh cho một thế giới đầy bất ổn, các chính sách của EU đã trở thành nguồn cơn gây bất ổn, mất an ninh".

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cử tri Anh đang nghiêng về phía "ở lại" trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 tới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cử tri chưa thể đưa ra quyết định.

J.K (theo BBC)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.