Ông Mike Johnson tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 3/1 theo giờ địa phương (sáng 4/1 theo giờ Hà Nội), Hạ nghị sĩ Mike Johnson thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Louisiana, đã được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ khóa 119 trong một cuộc bỏ phiếu kéo dài cho thấy sự chia rẽ dai dẳng giữa những người thuộc phe Cộng hòa của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Đồi Capitol.
Ông Mike Johnson tái đắc cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Mặc dù được Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ, nhưng ông Johnson vẫn gặp một số trở ngại do đảng Cộng hòa chỉ chiếm đa số sít sao tại Hạ viện so với đảng Dân chủ với tỷ lệ 219-215 ghế, thế đa số thấp nhất trong gần 100 năm. Muốn giành vị trí cao nhất tại Quốc hội, ứng cử viên phải được trên 50% số phiếu ủng hộ. Ban đầu ông Johnson dường như không đạt được đa số phiếu cần thiết để tái đắc cử, nhưng cuối cùng đã giành chiến thắng với 218 phiếu - số phiếu tối thiểu cần thiết - sau khi hai đối thủ Cộng hòa là Hạ nghị sĩ Ralph Norman (bang South Carolina) và Hạ nghị sĩ Keith Self (bang Texas) chuyển sang ủng hộ ông sau hơn nửa giờ đàm phán.

Trước cuộc bỏ phiếu, ông Johnson đã có bài đăng trên mạng xã hội X, hứa sẽ thành lập nhóm công tác về chi tiêu và cải tổ chính phủ và một số cam kết khác - động thái dường như để thuyết phục những đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện còn phân vân.

Sau khi ông Johnson tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sĩ Dân chủ Hakeem Jeffries, đại diện của bang New York, Trưởng Khối Thiểu số tại Hạ viện, đã kêu gọi các hạ nghị sĩ thuộc cả hai đảng đoàn kết vì công việc chung. Ông Jeffries nói: “Đã tới lúc chúng ta đoàn kết với nhau, không phải người Dân chủ hay Cộng hòa, mà là người Mỹ, để làm việc cho người dân”. Ông tuyên bố phe Dân chủ tại Hạ viện sẽ cố gắng tìm tiếng nói chung với phe Cộng hòa “về bất cứ vấn đề nào, bất cứ lúc nào và nơi nào”.

Trong một bài đăng trực tuyến vào ngày 3/1, ông Trump nhấn mạnh: “Chiến thắng của ông Mike hôm nay sẽ là chiến thắng lớn cho Đảng Cộng hòa”.

Bỏ phiếu bầu Chủ tịch là công việc quan trọng đầu tiên tại Hạ viện khi Quốc hội mới khóa 119 của Mỹ khai mạc ngày 3/1, được thực hiện thậm chí trước khi các hạ nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức. Đây được coi là một phép thử sớm về khả năng đoàn kết của đảng Cộng hòa khi thúc đẩy chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Trump về cắt giảm thuế và kiểm soát biên giới, đồng thời cũng thử thách ảnh hưởng của ông Trump tại Đồi Capitol, trong bối cảnh một số ít đảng viên Cộng hòa đã thể hiện sự sẵn sàng thách thức ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng.

Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.
Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.