Park Dae-sung - bậc thầy tranh mực nước với hơi thở sáng tạo hiện đại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vào một ngày tháng 3, một đứa trẻ nhìn thấy một tác phẩm thư pháp dài 20 mét được trưng bày ở tầng trệt Bảo tàng Nghệ thuật Solgeo ở thành phố Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, bắt đầu dẫm lên, nằm xuống và cọ đầu gối vào bức tranh. Chẳng mấy chốc tác phẩm nghệ thuật đã trở nên hư hại, với một số chữ viết bằng mực bị nhòe và bị xóa mất một phần. 
Họa sĩ Park Dae-sung tại triển lãm cá nhân "Insight" tại Trung tâm Nghệ thuật Insa ở quận Jongno, trung tâm Seoul. (Ảnh: Gana Art)
Họa sĩ Park Dae-sung tại triển lãm cá nhân "Insight" tại Trung tâm Nghệ thuật Insa ở quận Jongno, trung tâm Seoul. (Ảnh: Gana Art)

Qua đoạn phim từ camera giám sát, không có nhân viên an ninh đứng trông coi tại khu vực bức tranh, còn cha của đứa trẻ chỉ đơn giản là chụp ảnh con trai mình đang chơi đùa trên tác phẩm nghệ thuật, chứ không hề cố gắng ngăn cản.

Park Dae-sung (76 tuổi), người tạo ra bức thư pháp, đã cảm thấy rất thú vị về những gì xảy ra với tác phẩm trị giá khoảng 100 triệu won (87.000 USD) của mình. Ông cũng nói thêm rằng mình không có ý định bắt gia đình đứa trẻ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại.

"Theo một cách nào đó, tác phẩm của tôi giờ đây nhìn như đầy dấu chân của phượng hoàng", ông trả lời đầy hóm hỉnh trong một cuộc phỏng vấn với tờ Chosun Ilbo, thậm chí còn nhận định vị khách nhỏ tuổi đã thu hút sự chú ý của công chúng đến các tác phẩm của ông.

Tên tuổi của Park Dae-sung từ lâu đã gắn liền với những bức tranh mực nước khổ lớn sử dụng chất liệu giấy truyền thống của Hàn. Vị danh họa đã kế thừa phong cách tranh phong cảnh truyền thống có từ thời Joseon của họa sĩ triều đình Jeong Seon (1676-1759), đồng thời thêm vào những sáng tạo đầy táo bạo và đậm chất riêng.

Ví dụ, trong một số tác phẩm của mình, các thung lũng miền núi, vách núi đá, thác nước và cây thông - tất cả các khía cạnh quen thuộc của tranh phong cảnh cổ đại - đã được khắc họa dưới góc nhìn của cá và chim.

Park Dae-sung - bậc thầy tranh mực nước với hơi thở sáng tạo hiện đại ảnh 1

"Núi Geumgangsan" (2021) của Park Dae-sung, bên trái, được vẽ dưới góc nhìn của loài chim và "Thác Baekdu" (2021). (Ảnh: Gana Art)

Park Dae-sung - bậc thầy tranh mực nước với hơi thở sáng tạo hiện đại ảnh 2

"Land of Beautiful Scenery" (Vùng đất mỹ cảnh) (2020) của Park Dae-sung, bên phải, đặt trong mắt cá, và "Snowscape of Geumgangsan Mountain" (Cảnh quan núi tuyết Geumgangsan) (2019). (Ảnh: Gana Art)

Tôi đã đến nơi những ngọn núi và dòng sông ấy, ít nhất hàng chục lần, và có thể dễ dàng hình dung ra những đặc điểm của cảnh quan như thể chúng ở ngay trước mắt. Khi nghĩ về bố cục mới cho bức tranh, và chợt nhận ra rằng phong cảnh trông tròn méo như thế nào trong mắt cá, tôi đã tiếp tục vẽ trong khi mường tượng về thế giới thông qua lăng kính của sinh vật này.

Park Dae-sung kể về quá trình hoàn thiện bức "Land of Beautiful Scenery"

Hơn 70 tác phẩm của ông sẽ được trưng bày tại buổi triển lãm cá nhân "Insight" tại Trung tâm Nghệ thuật Insa ở Quận Jongno, trung tâm Seoul, đến hết ngày 23/8.

Đây là cuộc triển lãm cuối cùng của họa sĩ Park Dae-sung tại Hàn Quốc trước khi các tác phẩm của ông được gửi đến Hoa Kỳ vào năm tới để tham gia tour triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles (LACMA), Viện Hàn Quốc của Đại học Harvard, Bảo tàng Hood của Đại học Dartmouth, Đại học Stony Brook và Đại học Mary Washington.

Park Dae-sung - bậc thầy tranh mực nước với hơi thở sáng tạo hiện đại ảnh 3

Bức "Willow" (Cây liễu) (2021), trái và "Pine Tree III" (Cây thông III) (2021). (Ảnh: Gana Art)

Sinh năm 1945, năm Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, Park Dae-sung đã mất cả cha lẫn mẹ cũng như một nửa cánh tay trái trong cuộc xung đột ý thức hệ hỗn loạn trước Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Phải nương nhờ nhà họ hàng, ông bắt đầu sao chép các bức tranh mực nước và thư pháp. Ông đã sớm phát hiện ra bản thân có tài trong lĩnh vực này. Park Dae-sung đã vẽ mà không qua bất kỳ khóa đào tạo chính quy về nghệ thuật nào. Trên thực tế, ông cũng đã nghỉ học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở - một quyết định đưa ra sau nhiều năm bị chế giễu tàn nhẫn về tình trạng khuyết tật cơ thể của mình. Chỉ đến khi 18 tuổi, ông mới chính thức bắt đầu học theo các họa sĩ và bậc thầy khác.

Niềm đam mê bất tận của Park Dae-sung cuối cùng đã được gia đình Samsung chú ý, ông được biết đến với tư cách là nghệ sĩ Hàn Quốc được yêu thích của Lee Kun-hee, Chủ tịch Hội đồng quản trị thế hệ thứ 2 của Tập đoàn Điện tử Samsung. Năm 1988, Park Dae-sung đã tổ chức một cuộc triển lãm cá nhân quy mô lớn tại Bảo tàng Nghệ thuật Ho-am, phòng trưng bày nghệ thuật tư nhân được thành lập bởi Lee Byung-chul, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch thế hệ đầu tiên của Tập đoàn Samsung. Hầu hết trong số 100 bức tranh được trưng bày tại sự kiện sau đó đều do chính Lee Kun-hee mua.

Bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ được công bố gần đây của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee chứa ba tác phẩm phong cảnh của Park Dae0sung, được tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Jeonnam ở tỉnh Nam Jeolla. Những khung cảnh thanh bình đã trở nên sống động qua nét vẽ tinh tế, tạo cảm giác nửa thực nửa mơ. Chúng là sự kết hợp của những hình ảnh thiên nhiên mà người nghệ sĩ đã chứng kiến và quan sát từ khi còn nhỏ được diễn giải và thể hiện một cách sáng tạo trên vải.

"Bức tranh không nên giống hệt một bức ảnh. Nếu tôi cố gắng vẽ quá chân thực, thì cuối cùng tôi sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hơn", Park Dae-sung nói về những tác phẩm của mình.

Park Dae-sung - bậc thầy tranh mực nước với hơi thở sáng tạo hiện đại ảnh 4

Họa sĩ Park Dae-sung bên bức "Cảnh tuyết ở đền Bulguksa" (2021). (Ảnh: Gana Art)

Theo The Korea Times
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.