Các cuộc triển lãm sẽ được tổ chức tại hai bảo tàng lớn của Seoul - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Quốc gia (MMCA). Hơn 100 tác phẩm trải dài từ đầu thời kỳ đồ đồng cho đến kỷ nguyên hiện đại đầy biến động sẽ được ra mắt công chúng, bắt đầu từ thứ Tư 21/07/2021.
Triển lãm của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc mang tên "Di sản văn hóa vĩ đại: Những kiệt tác từ bộ sưu tập của cố Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee" kéo dài đến ngày 26/9, trưng bày 77 tác phẩm - tranh, đồ kim loại, đất nung, sứ, tài liệu, thư pháp và đồ nội thất bằng gỗ - đã được lựa chọn cẩn thận dựa trên giá trị lịch sử, nghệ thuật và kỹ thuật chế tác.
Người phụ trách Lee Su-kyung cho biết triển lãm sẽ giúp người xem tìm hiểu rõ hơn về văn hóa của Hàn Quốc: "Bảo tàng nhằm giới thiệu giá trị của những kiệt tác đại diện cho một phần văn hóa và lịch sử của Hàn Quốc trong một không gian phù hợp với những thuyết minh chi tiết."
Hai bức tranh Phật giáo được ra đời dưới triều đại Goryeo - "Quán Thế Âm Ngàn Tay" bên trái và "Quan Âm Mặt Trăng". (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc) |
Khách tham quan sẽ được chứng kiến những bức tranh Phật giáo hiếm hoi còn sót lại từ Vương triều Goryeo với sự trợ giúp của hình ảnh tia hồng ngoại và tia X của bảo tàng. Công nghệ này làm nổi bật các chi tiết bên trong các bản vẽ đã bị phai mờ qua nhiều thế kỷ và do đó không còn có thể quan sát được bằng mắt thường.
Bức tranh "Quán Thế Âm Ngàn Tay". (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc) |
Hình ảnh tia X cũng giúp phân biệt sự khác biệt tinh tế về màu sắc của các sắc tố khoáng, cũng như nhận thấy các bộ phận đã được phục hồi và sơn lại theo thời gian.
Trên: "Phụ nữ và Chum" của họa sĩ Kim Whan-ki (những năm 1950) Dưới: "Hoa đào mùa xuân" của họa sĩ Lee Sang-beom (1922). (Ảnh: MMCA) |
Trong khi đó, triển lãm đặc biệt “Kiệt tác nghệ thuật Hàn Quốc” của MMCA giới thiệu 58 bức tranh được ra đời chủ yếu từ những năm 1920 đến 1970 của 34 nghệ sĩ Hàn Quốc, trong tổng số 1.488 bức được quyên tặng, cho đến ngày 13/03/2022.
Giám đốc MMCA Youn Bum-mo tuyên bố tại một cuộc họp báo: "Thế kỷ 20 của đất nước này được đánh dấu bằng sự đô hộ của Nhật Bản, nội chiến, chia rẽ, nạn đói, cũng như sự quá độ nhanh chóng từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp công nghệ cao." và tất cả mọi điều được phản ánh qua những tác phẩm nghệ thuật được giới thiệu tại buổi triển lãm.
Phần nổi bật nhất của triển lãm là khu dành riêng cho năm nghệ sĩ tiêu biểu nhất, đóng vai trò là trụ cột của nghệ thuật hiện đại Hàn Quốc: Lee Jung-seop, Kim Whan-ki, Yoo Young-kuk, Chang Uc-chin và Park Soo -keun.
Hai bảo tàng cũng đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc triển lãm chung vào tháng 4 tới.