Phải chăng nhà soạn nhạc thiên tài Mozart chết vì bị đầu độc?

Cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Mới đây lại có thêm giả thuyết cho rằng rất có thể ông đã chết do bị kẻ khác đầu độc.
Phải chăng nhà soạn nhạc thiên tài Mozart chết vì bị đầu độc?

Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu u.

Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, nhưng ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc.

Mặc dù vậy cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài này vẫn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học trong suốt hơn hai thế kỷ với những câu hỏi: “Rốt cuộc Mozart chết vì lý do gì? Tại sao gia đình không hề chôn cất nhạc sĩ này? Hài cốt của Mozart giờ ở đâu?”

Hồ sơ khai tử khi ấy chỉ thấy ghi một kết luận hết sức chung chung là ông chết vì bị sốt cao. Trước khi lìa đời khoảng 15 ngày đã có những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện như sốt cao, nổi ban, phù chi, đau nhức toàn thân và rối loạn tâm lý.

Phải chăng nhà soạn nhạc thiên tài Mozart chết vì bị đầu độc? ảnh 1

Nhà soạn nhạc thiên tài Mozart.

Năm ngày trước khi qua đời, Mozart bị sốt cao. Vị bác sĩ điều trị cho ông đã cố gắng làm giảm nhiệt độ thân thể ông nhưng ngay sau đó Mozart bị đột quị và rơi vào tình trạng hôn mê, một ngày sau nhạc sĩ thiên tài ra đi mãi mãi.

Lời đồn rằng, sinh thời Mozart bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nhạc sĩ đã dùng thủy ngân như là một dược phẩm và có lẽ thủy ngân đã dần dần hủy hoại thân thể ông. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời đồn thổi.

Giả thiết gần đây nhất được đưa ra là Mozart chết do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D là một yếu tố có liên quan đến nhiều bệnh, kể cả bệnh nhiễm. Giả thuyết về mối liên hệ giữa vitamin D và cái chết của Mozart có logic và cơ sở sinh học.

Dựa vào suy luận về thời khóa biểu làm việc của ông, người ta thấy Mozart thường soạn nhạc vào ban đêm, do đó ông thường ngủ suốt ngày. Mozart ngã bệnh và qua đời vào giữa mùa đông. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để... tắm nắng.

Giả thuyết cuối cùng mang tính thần bí nhiều hơn. Theo những người cùng thời với Mozart, thì nhà soạn nhạc này đã dựa trên mâu thuẫn lâu đời giữa Hội Tam điểm và Cơ Đốc giáo để sáng tác vở opera Cây sáo thần. Những bí mật nghi lễ của Hội Tam điểm bị phơi bày trong vở opera đã làm các thành viên của hội nổi giận lôi đình và chỉ có cái chết của Mozart mới làm họ hả cơn giận.

Phải chăng nhà soạn nhạc thiên tài Mozart chết vì bị đầu độc? ảnh 2

Bức tranh khắc họa cảnh hấp hối của Mozart.

Còn không ít người cho rằng Mozart chết do một thiên tài âm nhạc khác có tên là Antonio Salieri đã ra tay sát hại Mozart bằng cách đầu độc, vì mối tư thù cá nhân. Hay Mozart chết do bị tình địch giết hại, chết vì ngoại tình, chết do bệnh tình dục…Mặc dù vậy nhưng nguyên nhân trên chỉ mang tính giả thuyết và chưa được chứng minh.

Trong thời gian gần đây, lại nổi lên một giả thuyết mới được cho là trùng khớp và logic với những tình tiết xung quanh cái chết của thần đồng âm nhạc này.

Theo đó, rất có thể ông đã có một mối tình ở bên ngoài và ông đã bị đầu độc bởi chính người chồng của nhân tình.

Theo đó vào năm 1970, tại nhà bán đấu giá Stargardt ở Marburg (Đức), người ta đã rao bán một bức thư do chính tay nhạc sĩ thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart viết vào ngày 2-4-1789 gửi đến người nhận là luật sư Franz Hofdemel, một thành viên Hội Tam điểm. Trong thư có lời đề nghị xin được trợ giúp số tiền 100 gulden làm lộ phí đi đường tới Berlin.

Điều kì lạ là viên luật sư có tên F. Hofdemel trước đó chưa từng được biết đến là có mối quan hệ với Mozart nhưng người này lại bất ngờ tự vẫn ngay sau khi Mozart qua đời đúng một ngày.

Khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về cuộc đời luật sư F. Hofdemel, người ta đã thấy rằng có một mối liên hệ kì lạ đến cái chết của Mozart.

Phải chăng nhà soạn nhạc thiên tài Mozart chết vì bị đầu độc? ảnh 3

Constanze người vợ của nhạc sĩ Mozart.

Được biết rằng Mozart là vị khách quý của cặp vợ chồng luật sư Hofdemel giàu có. Nhạc sĩ thường đến đây dạy nhạc cho người vợ là bà chủ Magdalena, nhưng có vẻ như cả hai người đã nảy sinh tình cảm không được phép với nhau. Người ta từng nói rằng, Mozart không bao giờ nhận một học sinh nữ nào, nếu như ông không "phải lòng" người ấy.

Sau khi Magdalena từ giáo đường Thánh Stefan - nơi hành lễ truy điệu Mozart vào đêm trước - trở về nhà, chồng Magdalena đã dùng dao cạo râu uy hiếp định giết vợ.

Khi ấy Magdalena đang có thai tháng thứ 5. Tiếng rên la của người phụ nữ cùng với tiếng khóc thét của đứa con đầu mới 1 tuổi đã lôi cuốn sự chú ý của những người hàng xóm, họ đổ đến và phá cửa chính xông vào.

Vị chủ nhân 36 tuổi được tìm thấy sau khi người ta phá cánh cửa thứ 2 dẫn vào phòng khách: Hofdemel nằm trên ghế đi văng với cái cổ nhầy nhụa máu bởi những vết cắt từ chiếc dao cạo mà ông ta vẫn nắm chặt trong tay.

Hofdemel đã tự sát, sau khi không giết được vợ mình. Magdalena được tìm thấy trong trạng thái bất tỉnh, với nhiều vết thương ở cổ, mặt, ngực và tay. Những người thầy thuốc tài ba đã giúp Magdalena trở lại với cuộc sống, nhưng từ đó bà trở thành một con người khác…

Tác giả Francis Kerr lý giải: thay vì đã vơi nỗi đau từ cái chết của kẻ tình địch là Mozart, Hofdemel lại đi giết vợ. Hẳn ông ta lo sợ rằng Magdalena sẽ tố cáo việc mình đã đầu độc Mozart bằng độc dược Aqua Tofana.

Thứ chất độc này thường bắt đầu phát huy hiệu lực sau khi đã thâm nhập vào cơ thể người bị hại sau một vài tháng, luôn được mọi người thời ấy cho là "không thể tìm ra được".

"Đó là thứ hợp chất rất khó phát hiện, được pha trộn giữa Arsenic dạng bột với Antimoa và ôxít chì" - theo như lời mô tả của nhà viết sử nổi tiếng người Đức Claus Umbach,

Chính 2 vị bác sĩ ở bên cạnh những phút giây hấp hối của Mozart từ năm 1956 đến 1962 đã có nghi ngờ về một "sự đầu độc có hệ thống"… Nhưng khi ấy họ vẫn chưa liên kết chuyện đó với luật sư F. Hofdemel.

Một điều khó lý giải nữa: tại sao cái chết của thần đồng âm nhạc Mozart - một con người trẻ tuổi đầy tài năng, người nhạc sĩ đương thời nổi danh nhất không những ở Áo mà còn tại khắp u lục nữa - lại bị giấu trong vòng bí mật, thay vì được an táng với nghi thức quốc tang?

Ngoài ra những thông tin về việc Mozart bị đầu độc chỉ được người vợ Constanze kể vào năm 1829 cho hai vợ chồng một nhà xuất bản âm nhạc người Anh, khi họ đến làm khách nhà bà để thu thập tư liệu trong 3 ngày cho dù mục đích của họ là tới Salzburg và Vienna để dựng cuốn tiểu sử âm nhạc trữ tình về Mozart huyền thoại.

Một điều nữa: Constanze thừa nhận là chồng mình đã ngoại tình. Không loại trừ bà chịu kể chuyện này, nhằm thanh minh cho sự lăng nhăng của mình trong thời gian ở Baden-Baden (Thụy Sĩ) với người học trò và người bạn của Mozart là Joseph Vilsmaier, mà theo thiên hạ đồn đoán là cha đứa con thứ 2 của Constanze.

Ngay hôm 31-12-1791, tuần báo âm nhạc Berlin đã viết trong số Tất niên: "Sau khi chết, thi thể Mozart bỗng trương phình lên, cho phép khẳng định là ông đã bị trúng thuốc độc…".

Người ta đã nghi ngờ rằng những bác sĩ luân phiên bên giường bệnh khi Mozart hấp hối, cũng đã bị áp lực bởi quyền lực của Hội tam điểm mà F. Hofdemel là một thành viên) buộc phải im lặng.

J.K

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.