Phải nhìn thẳng vào bất cập, yếu kém trong công tác dạy người

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, nêu yêu cầu này tại phiên họp của Hội đồng chiều 26/7.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phát biểu tại phiên họp, bên cạnh một số kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận xét nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh còn chưa thiết thực. Mục tiêu dạy chữ được chú trọng nhiều trong khi mục tiêu dạy người còn bị xem nhẹ. Việc phân bố nội dung, thời lượng giáo dục đạo đức chưa phù hợp khi mà càng lên lớp cao hơn, nội dung giáo dục đạo đức càng giảm trong chương trình chính khóa. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn hình thức.

Công tác quản lý ở một số trường học còn bất cập. Người đứng đầu chưa sâu sát, trách nhiệm chưa cao. Một số cơ sở giáo dục thiếu dân chủ, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Hoạt động đoàn, đội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Ngành giáo dục thời gian qua chưa có giải pháp căn cơ, hiệu quả đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chính quyền và các đoàn thể xã hội ở một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa phối hợp cùng nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và chính quyền các cấp trong chỉ đạo, thực hiện giáo dục đạo đức, văn hoá lối sống còn hạn chế, xem nhẹ giáo dục lễ giáo, đạo đức, lối sống mà chỉ tập trung chủ yếu cho các môn văn hoá (dạy chữ).

Một số giáo viên hạn chế về năng lực, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp dạy học, chậm đổi mới; cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức, lối sống, chưa thể hiện vai trò nêu gương đối với học sinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải nhìn thẳng vào những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục như bạo lực học đường, tiêu cực trong chấm điểm, dạy thêm, học thêm không đúng, học để thu tiền, học để được điểm cao… Từ đó đề ra các biện pháp và tập trung giải quyết những bất cập trong công tác dạy người thời gian tới.

Theo Phó Thủ tướng, ngành giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu, phong trào, đề án liên quan đến giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh như: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Thi đua dạy tốt học tốt”, “Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”, “Tất cả vì học sinh thân yêu” hay phong trào “Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”…, nhưng “cứ soi vào những khẩu hiệu, phong trào đó thì thấy chúng ta làm chưa tốt”.

“Chúng ta nói 'Tất cả vì học sinh thân yêu' nhưng lễ khai giảng đã thực sự vì các em học sinh chưa? Bác Hồ dạy 'Giữ gìn vệ sinh thật tốt' thì trường lớp đã sạch sẽ chưa? Hay dạy học sinh lớp 1 'Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào' sẽ phải rất khác với sinh viên đại học... Tôi hỏi chuyên gia trong, ngoài nước, họ đều nói đào tạo lý thuyết của chúng ta tốt nhưng thực hành kém, tác phong công nghiệp yếu, điều này cũng chính là bắt đầu từ giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho người học" Phó Thủ tướng nói.

Vì vậy, Hội đồng cần nêu cụ thể một số việc, cần “điểm mặt, chỉ tên” được để triển khai ngay từ năm học 2019-2020, đồng thời có kiểm tra định kỳ và khi kết thúc năm học, cần đánh giá kết quả chuyển biến đến đâu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về phiên họp này.

Theo Chính phủ
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.