Phần 2: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Việt - Úc? : Dùng Giấy công nhận… để vào đại học!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm học sinh trường Việt - Úc (SIC) không có bằng tú tài, tốt nghiệp những năm qua đã đi đâu về đâu?
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc và "Giấy công nhận" do ông Lê Hồng Sơn cấp.
Trường THPT Quốc tế Việt - Úc và "Giấy công nhận" do ông Lê Hồng Sơn cấp.

Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết “Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Trung học phổ Thông Quốc tế Việt Úc (SIC)?” (ngày vào các ngày 7, 8, 9/6), nhiều ý kiến phản hồi của độc giả đã gửi đến cho chúng tôi: Vậy hàng trăm học sinh trường SIC không có bằng tú tài, tốt nghiệp những năm qua đã đi đâu về đâu? Làm thế nào mà các em đó vào đại học…?. Chúng tôi sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc qua loạt bài viết này.

Phần 2, Kỳ 1: Dùng giấy công nhận… để vào đại học!

Theo tài liệu của Ngày Nay, thời gian qua đã có trường hợp không có bằng tú tài nhưng vẫn có giấy công nhận tốt nghiệp do Sở giáo dục Đào tạo TPHCM cấp để vào đại học. Trong khi Sở Giáo dục Đào Tạo TPHCM lại báo cáo với UBND TPHCM là có 82 trường hợp cấp công nhận đúng quy định?

Có giấy của Sở thì trường …. tuyển!

Tính đến thời điểm này, sinh viên N.H.K (sinh năm 2001) đã sắp là sinh viên năm thứ 3 ngành quan hệ Quốc tế của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như N.H.K không có bằng tú tài nhưng lại có giấy công nhận tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào Tạo TPHCM cấp ngày 10/6/2020 do ông Lê Hồng Sơn (khi đó là Giám đốc Sở GDĐT TPHCM) ký.

Theo đó, bản photocopy giấy công nhận mà sinh viên N.H.K nộp cho trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được chứng thực tại Văn phòng Công Chứng Nguyễn Kim Chi ngày 10/8/2020 có nội dung: “Văn bằng được cấp tại Úc, ngày 22 tháng 11 năm 2019. Do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE… là bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Đã đăng ký tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/6/2020”.

Như vậy, điều kỳ lạ của giấy công nhận này là văn bằng được cấp tại Úc nhưng lại do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE cấp. Đúng ra phải do SCHOOL CURRICULUM AND STANDARDS AUTHORITY cấp.

Khi đối chiếu bản công nhận này với các giấy công nhận mà Sở GDĐT TPHCM cấp cho học sinh trường SIC nhưng có bằng tú tài do bang Tây Úc cấp (bằng WACE) thì bên cạnh một số nội dung khác nhau. Ngay phần nội dung hàng chữ “Do đơn vị cấp bằng”, giấy của các học sinh có bằng WACE là “Do SCHOOL CURRICULUM AND STANDARDS AUTHORITY” chứ không phải “Do SAIGON INTERNATIONAL COLLEGE”.

Lý giải cho việc N.H.K trúng tuyển và vào học tại trường mình, đại diện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết: Căn cứ để HIU nhận vào là có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương do nước ngoài cấp thì có xác nhận của cơ quan chức năng được ở Việt Nam công nhận. Nhà trường chỉ nhận khi có đầy đủ xác nhận văn bằng. Trường hợp học sinh Việt Nam đi học nước ngoài hoặc các chương trình ở Việt Nam mà gọi là chương trình quốc tế thì đều phải có xác nhận của Sở hoặc Sở cấp. Ông Lê Hồng Sơn làm sai thì ông Sơn phải chịu trách nhiệm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Ngày Nay, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM xác nhận, sinh viên N.H.K (đã đổi tên nhân vật -PV) đang theo học tại trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nguyên là học sinh trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc (SIC) có giấy chứng nhận tốt nghiệp do Sở GDĐT TPHCM cấp. Nhưng đối tượng này không có bằng tú tài do bang Tây Úc cấp.

Vậy giấy công nhận của em N.H.K có con dấu của Sở GDĐT TPHCM và chữ ký của ông Lê Hồng Sơn (nguyên Giám đốc Sở GDĐT TPHCM) ở đâu ra? Ngoài N.H.K thì có bao nhiêu trường hợp tương tự? Câu trả lời vẫn đang dành cho cơ quan chức năng làm rõ!

Sở GDĐT TPHCM đã cấp bao nhiêu giấy?

Sau khi Ngày Nay điện tử đăng tải loạt bài viết “Ai cấp bằng cho học sinh trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc”, Bộ GDĐT đã yêu cầu Sở GDĐT TPHCM kiểm tra và báo cáo. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân TPHCM đã có công văn chỉ đạo Sở GDĐT TPHCM xem xét kiểm tra và báo cáo vụ việc.

Trong báo cáo 2028/SGDĐT-KTKĐ về báo cáo việc cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông đối với trường THPT Quốc Tế Việt Úc (SIC), ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM gửi đến Ủy ban nhân dân TPHCM cho biết, việc cấp giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông dựa trên cơ sở pháp lý gồm:

Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 do Bộ Trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Phần 2: Ai cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Việt - Úc? : Dùng Giấy công nhận… để vào đại học! ảnh 1

Báo cáo về việc cấp bằng tốt nghiệp THPT đối với học sinh trường THPT Quốc tế Việt - Úc (SIC) của Sở GDĐT TPHCM gửi đến UBND TPHCM vào ngày 17/6/2022.

Theo thông tư 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/20132007 do Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành theo quyết định 77/2007/QĐ-BGDĐT

Thông tư số 13/2021/ TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 2007 do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về điều kiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Cũng trong báo cáo này, Sở GDĐT TPHCM cho biết, từ năm 2013 đến nay, Sở GDĐT TPHCM đã cấp tổng cộng 151 giấy công nhận văn bằng nước ngoài cho các trường hợp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận. Trong đó có 82 trường hợp từng là học sinh của trường Trung học Phổ Thông Việt Úc (SIC).

Trong báo cáo này ông Lê Hoài Nam, phó giám đốc Sở GDĐT TPHCM khẳng định 82 trường hợp học sinh trường SIC được cấp giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp THPT Bang Tây Úc – Wace do Hội đồng học thuật bang Tây Úc- SCSA cấp.

Như vậy, dù đã có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cũng như từ Bộ GDĐT thì Sở GDĐT TPHCM mới chỉ đưa ra 82 học sinh trường SIC được cấp giấy công nhận và khẳng định các trường hợp trên đều cấp đúng quy định. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở vẫn chưa làm rõ vì sao lại có trường hợp của N.H.K, chưa làm rõ được đây là trường hợp duy nhất hay còn nhiều trường hợp tương tự? Hướng xử lý ra sao?

Trong khi đó, Trường SIC vẫn tiếp tục hoạt động như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trong khi quy định tại Việt Nam muốn vào đại học phải có bằng tốt nghiệp THPT, Sở GDĐT TPHCM cho biết chỉ mới cấp 82 giấy công nhận cho các học sinh có bằng WACE. Vậy hàng trăm học sinh trường SIC không có bằng WACE đã đi đâu về đâu?

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mới phát hiện ra, có hàng trăm học sinh trường SIC tuy không có bằng tốt nghiệp nhưng vẫn vào đại học và không phải học ở nước ngoài mà học tại Việt Nam. Vì sao lại thế?

Vào những ngày cuối tháng 4/2022, không ít phụ huynh đang có con em theo học tại trường THPT SIC hoảng hốt khi hay tin con mình có nguy cơ không có bằng tốt nghiệp THPT để du học ở nước ngoài hoặc chí ít có thể theo học một trường đại học trong nước.

Dù các em vẫn phải tham gia học 3 năm, gia đình phải tốn hơn nửa tỷ đồng học phí nhưng… kết quả là hàng trăm học sinh trường THPT Quốc tế Việt Úc (SIC - địa chỉ 174/7, Lê Văn Sĩ, P.10, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã hoặc sắp đối diện với nguy cơ… không có tương lai (không vào đại học, du học các trường tốt) vì không có bằng tốt nghiệp do Bang Tây Úc cấp hoặc bằng tốt nghiệp THPT như các bạn bè cùng trang lứa đang học tại các trường công lập khác ở trong cả nước.

Theo thông tin trên Website của trường THPT Quốc tế Việt Úc tại địa chỉ SIC.EDU.VN: Học sinh theo học sẽ học theo chương trình THPT của Bang Tây Úc (Western Australian Certificate of Education) được kiểm định và quản lý chất lượng bởi Hội đồng Học thuật Bang Tây Úc - School Curriculum Standards Authority. Chương trình THPT của Bang Tây Úc do SIC giảng dạy cho phép học sinh theo đuổi và có cơ hội nhận được Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) do SCSA cấp.

Để có thể đạt được Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) và điểm xếp hạng ATAR sử dụng cho việc xét tuyển vào các trường đại học cũng như xem xét xin học bổng, học sinh phải học các môn cấp độ ATAR. Môn học theo cấp độ ATAR sẽ khó hơn và yêu cầu cao hơn về mặt học thuật được quy định chặt chẽ bởi SCSA so với các môn học cấp độ GENERAL.

Vào cuối lớp 12, học sinh đăng ký học các môn ở cấp độ ATAR phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc – WACE. Trong khi, học sinh đăng ký học các môn ở cấp độ GENERAL lớp 12 chỉ thực hiện các bài kiểm tra do Hội đồng học thuật Úc cung cấp (Externally Set Task) để tính điểm cho các môn học. Học sinh Lớp 12 đăng ký học môn EALD ATAR phải tham dự Kỳ thi Thực hành trực tiếp với Hội đồng Học thuật Bang Tây Úc được thực hiện qua internet.

Học sinh chọn học các môn cấp độ GENERAL sẽ không đủ điều kiện để nhận Bằng tốt nghiệp THPT của Bang Tây Úc (WACE) mà chỉ nhận được Bảng điểm WASSA…. Phụ huynh cần lưu ý phải tham khảo thông tin điều kiện đầu vào các trường Đại học mong muốn trước khi quyết định chọn môn và cấp độ môn học trong năm lớp 11 và 12).

Mời các bạn đón đọc kỳ sau. “Hàng trăm học sinh không có bằng …. đã vào đại học”

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.