Phát hiện này được các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học Harvard-Smithsonian công bố tại cuộc họp của Hội Thiên văn học Mỹ ở Seattle, bang Washington, Mỹ ngày 6/1.
Hành tinh được các nhà khoa học đặt tên Kepler 438b này nhẹ hơn Trái đất một chút. Ngôi sao màu vàng cam mà Kepler 438b quay quanh tỏa lượng nhiệt nóng hơn 40% so với lượng nhiệt Trái đất nhận từ Mặt trời (trong Thái Dương hệ của chúng ta).
Hành tinh giống Trái đất Kepler 438b (dưới) |
Kepler 438b, cách Trái đất 470 năm ánh sáng, có chu kỳ quay quanh ngôi sao màu hồng là 35 ngày, nhanh gấp hơn 10 lần Trái đất quay quanh Mặt trời.
Chòm sao Thiên Cầm (Lyra, giữa) |
Theo nhận định của các nhà khoa học, hành tinh này lớn hơn Trái đất 12% và có khoảng 70% bề mặt của Kepler 438b là đá.
Tuy nhiên, vị trí và lượng nhiệt mà hành tinh này nhận được từ ngôi sao mà nó quay quanh là điều kiện thuận lợi để dòng nước chảy.
Bề mặt toàn đá và (dự đoán) có dòng nước chảy là hai trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nhà khoa học đánh giá cơ hội có sự sống hình thành trên hành tinh này.
Những hành tinh giống Trái đất được phát hiện trước đó |
Kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện thêm 7 hành tinh có vị trí ‘lý tưởng’ với ngôi sao của riêng các hành tinh để sự sống có thể phát triển.
Một trong những hành tinh đó là Kepler 442b. Hành tinh này cách Trái đất 1.100 năm ánh sáng và lớn hơn Trái đất một phần ba lần.
Cũng theo bản báo cáo công bố trên tạp chí Astrophysical Journal, Kepler 442b nhận khoảng 2 phần 3 lượng nhiệt từ ngôi sao nó quay quanh. Khoảng 60% bề mặt của Kepler 442b là đá.
Kepler 168f |
Guillermo Torres, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kích thước và lượng ánh sáng mà hành tinh này nhận được có tỉ lệ gần giống Trái đất trong Hệ Mặt trời.
Nhà khoa học David Kipping, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết hai hành tinh Kepler 438b và 442b là hành tinh “gần giống Trái đất nhất ngoài Hệ Mặt trời” mà kính thiên văn Kepler của NASA phát hiện được.
Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện hành tinh Kepler 186f gần giống Trái đất.
Phạm vi tìm kiếm của Kính thiên văn Kepler |
Các nhà thiên văn đang mong chờ vào các thế hệ kính thiên văn cải tiến tiếp theo (bao gồm kính thiên văn thay thế kính viễn vọng Hubble, kính viễn vọng không gian James Webb và kính viễn vọng cực lớn của châu Âu) đang được xây dựng tại sa mạc Atacama ở Chile, để giúp họ tìm kiếm thêm những hành tinh có điều kiện phát triển sự sống giống Trái đất.
Xem thêm về Khám phá Vũ trụ:
1. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
2. Gió Mặt Trời có thể dự báo đường đi của thiên thạch lao vào Trái Đất
3. Tàu vũ trụ Kepler phát hiện hành tinh mới trong Hệ Mặt trời
4. 6 sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý nhất thế giới năm 2014
5. Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014