Phát hiện kỳ nhông khổng lồ 200 tuổi cực kỳ quý hiếm ở Trung Quốc

Con kỳ nhông khổng lồ dài hơn 1 m mới được phát hiện ở Trung Quốc, ước tính tuổi thọ lên tới hơn 2 thế kỷ.
Phát hiện kỳ nhông khổng lồ 200 tuổi cực kỳ quý hiếm ở Trung Quốc

Theo Nhân dân Nhật báo, con kỳ nhông dài 1,4 mét và nặng 52 kg vừa được tìm thấy trong một hang động đá vôi hẻo lánh ở phía Tây Nam Trung Quốc.

Đoạn video được truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy, con "quái vật" lưỡng cư màu nâu cực hiếm gặp này đã được chuyển tới một cơ sở nghiên cứu địa phương và đang được các chuyên gia động vật hoang dã kiểm tra đánh giá.

Phát hiện kỳ nhông khổng lồ 200 tuổi cực kỳ quý hiếm ở Trung Quốc ảnh 1

Con kỳ nhông 200 tuổi mới được phát hiện ở Trung Quốc.

Kỳ nhông khổng lồ, nằm trong nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do Hiệp hội động vật London, Anh. Chúng là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới hiện nay. Con trưởng thành có thể đạt chiều dài 1,8m.

Tồn tại từ hơn 170 triệu năm về trước, kỳ nhông khổng lồ cũng là một trong những động vật cổ nhất hành tinh, sống cùng thời với nhiều loài khủng long. Tuy nhiên, số lượng loài này giảm mạnh trong vòng 30 năm qua do hoạt động săn bắt của con người.

Phát hiện kỳ nhông khổng lồ 200 tuổi cực kỳ quý hiếm ở Trung Quốc ảnh 2

Ở Trung Quốc, kỳ nhông còn được gọi là "wa wa yu" hay "cá sơ sinh" vì tiếng kêu khi gặp nạn giống tiếng khóc của trẻ em.

Kỳ nhông thường được tìm thấy ở những dòng suối và hồ trên núi đá có dòng nước trong chảy nhanh. Thức ăn của chúng là cua, tôm hùm và cá lớn. Khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ và chăm sóc trứng cho tới khi trứng nở một tháng sau đó.

Phát hiện kỳ nhông khổng lồ 200 tuổi cực kỳ quý hiếm ở Trung Quốc ảnh 3

Thịt kỳ nhông khổng lồ được coi là một món ăn xa xỉ ở Trung Quốc cũng như một vị thuốc cổ truyền quan trọng. Người Trung Quốc cho rằng da của loài vật sinh sống dưới nước này có tác dụng chống lão hóa dù chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận.

Do kỳ nhông di chuyển chậm nên những kẻ săn bắt trộm không gặp mấy khó khăn trong việc tóm bắt và giết hại kỳ nhông ngay trong tổ.

Đăng Nguyễn

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.