Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời

Đại dương kim cương, đại dương nham thạch hay đại dương hạt nhân ngầm… là những đại dương kỳ lạ và bí ẩn đến khó tin tồn tại trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời

Các đại dương kim cương trên sao Hải Vương và Thiên Vương

Trên bề mặt của sao Hải Vương và Thiên Vương có thể tìm thấy các đại dương khổng lồ chứa kim cương lỏng. Bên dưới lớp khí quyển của hai hành tinh băng đá khổng lồ này là lớp phủ được tạo thành từ nước, ammonia (a-mô-ni-ắc) và băng methane (băng mê-tan).

Do khối lượng “khủng” của cả 2 hành tinh, các lớp phủ này phải chịu áp suất khổng lồ với nhiệt độ dao động trong khoảng 1.727°C đến 4.727°C. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, băng methane bị vỡ ra thành các nguyên tố cấu thành, sản sinh ra carbon tinh khiết và dưới áp suất lớn, kim cương được tạo thành từ lượng carbon này.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 1

Các đại dương khổng lồ chứa kim cương lỏng trên bề mặt sao Hải Vương và Thiên Vương

Nhiệt độ và áp suất cao khiến những viên kim cương rắn tan chảy và hình thành đại dương kim cương tại đáy lớp phủ. Kim cương rắn sẽ nổi trên bề mặt kim cương lỏng như những “tảng băng trôi” trên đại dương kim cương. Nhiều giả thuyết còn cho rằng có cả những trận mưa kim cương trên sao Thiên Vương.

Đại dương nham thạch trên mặt trăng của sao Mộc Io

Io – mặt trăng của sao Mộc là vệ tinh có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Với hơn 400 núi lửa trên bề mặt, Io luôn chìm ngập trong các vụ nổ và dòng chảy dung nham. Nguyên nhân đằng sau hoạt động núi lửa dữ dội và thường xuyên này có thể là do một đại dương nham thạch nằm sâu bên dưới cách 50km so với bề mặt.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 2

Io - mặt trăng của sao Mộc có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời

Đại dương nham thạch này luôn duy trì ở trạng thái nóng chảy là nhờ 2 phương pháp sinh nhiệt kỳ lạ, một trong số đó liên quan đến quỹ đạo khác thường của Io.

Xem thêm:

1. Phát hiện đại dương ngầm siêu khổng lồ trên Ganymede, mặt trăng lớn nhất sao Mộc

2. TOP 9 sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2015

Nằm giữa sao Mộc và 2 mặt trăng khác của sao Mộc là Europa và Ganymede, quỹ đạo của Io có hình elip, do đó có những lúc Io ở rất gần sao Mộc. Khi đó, lực hút của sao Mộc khiến bề mặt của Io phồng lên đến 100m và lại xẹp xuống. Quá trình phồng lên và xẹp xuống này cứ lặp đi lặp lại và tạo thành lượng nhiệt khổng lồ bên trong Io, giữ cho đại dương nham thạch luôn ở trạng thái lỏng kéo theo các hoạt động núi lửa trên bề mặt.

Đại dương hạt nhân ngầm trên sao Diêm Vương

Năm 2015, tàu thăm dò không gian New Horizons của NASA sẽ kết thúc sứ mệnh 3.000 ngày của nó trên sao Diêm Vương. Thông qua những hình ảnh có độ phân giải thấp, dữ liệu gợi ý từ quỹ đạo và quang phổ phát xạ, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán về sự tồn tại của một đại dương ngầm trên sao Diêm Vương.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 3

Dưới bề mặt sao Diêm Vương có nhiều nguyên tố phóng xạ

Giống như nhiều hành tinh khác trong hệ Mặt trời, bên dưới bề mặt sao Diêm Vương có nhiều nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là uranium, kali-40 và thorium. Khi các nguyên tố này trải qua quá trình phân rã phóng xạ, chúng thải ra nhiệt lượng đủ để giữ nước ở thể lỏng.

Vì vậy, bên dưới bề mặt băng giá của sao Diêm Vương có thể tồn tại một đại dương hạt nhân ngầm. Tuy nhiên, chỉ khi tàu thăm dò New Horizons tiếp cận được sao Diêm Vương, các nhà khoa học mới có thể đưa ra nhận định chính xác.

Đại dương ngầm trên mặt trăng của sao Thổ Enceladus

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 4

Phát hiện đại dương ngầm trên Enceladus - mặt trăng của sao Thổ

Trên khắp vùng cực nam của Enceladus – mặt trăng lớn thứ 6 của sao Thổ tồn tại 4 “vằn sọc” như vằn trên lưng hổ. Những vằn sọc này chìm bên dưới bề mặt và là nơi diễn ra các hoạt động của núi lửa băng.

Các núi lửa băng này phun 250kg hơi nước mỗi giây, phần lớn trong số đó rơi trở lại bề mặt Enceladus trong khi một số lại thoát ra vành đai E của sao Thổ. Phân tích vòng E cho thấy muối natri trong các hạt băng giống với loại muối trong các đại dương.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 5

Hơi nước phun ra từ cực Nam của Enceladus

Năm 2012, sứ mệnh Cassini cũng xác nhận sự tồn tại của một đại dương trên Enceladus nhờ nhận ra tín hiệu của nước. Các nhà khoa học có thể xác định đây là một đại dương ngầm chứa nước ở dạng lỏng và có kích thước tương đương hồ Lake Superior ở Bắc Mỹ (diện tích 82.100 km2).

Đại dương lớn nhất hệ Mặt trời trên sao Mộc

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 6

Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh

Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh, cấu tạo chủ yếu từ hydro lỏng. Đại dương này chiếm 78% bán kính sao Mộc và có độ sâu 54.531 km.

Trạng thái tồn tại của đại dương này vẫn là một điều khiến các nhà khoa học đau đầu bởi để chuyển khí hydro thành dạng lỏng đòi hỏi phải nén ở một áp suất cực cao, gấp 100 triệu lần áp suất khí quyển của Trái đất.

Đại dương dung nham trên hành tinh “địa ngục” Alpha Centauri Bb

Alpha Centauri cách Trái đất 4.2 năm ánh sáng và là ngôi sao gần Trái đất nhất. Sử dụng các kỹ thuật tạo hiệu ứng Doppler khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh cỡ Trái đất quay quanh Alpha Centauri B, có tên gọi là Alpha Centauri Bb.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 7

Đại dương dung nham trên hành tinh "địa ngục" Alpha Centauri Bb

Tuy nhiên, Alpha Centauri Bb không nằm trong “vùng sự sống”, ngược lại, nơi đây được ví như địa ngục với sức nóng khủng khiếp 1.200°C, gấp 3 lần nhiệt độ bề mặt sao Kim và là hành tinh có bề mặt nóng nhất trong hệ Mặt trời. Nhiệt độ này sẽ khiến đá tan chảy và bao phủ hoàn toàn bề mặt hành tinh và đại dương dung nham cũng được hình thành từ đó.

Đại dương trên ngoại hành tinh Kepler-22b

Kepler-22b là một ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời) cách Trái đất hơn 600 năm ánh sáng. Dù khó có thể kết luận Kepler-22b là hành tinh sinh đôi với Trái đất, song rất có thể đây là một hành tinh chứa đại dương và hội tụ các điều kiện hoàn hảo để nằm trong “vùng sự sống” hay “vùng Goldilocks” theo cách gọi của một số nhà thiên văn.

Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời - anh 8

Kepler-22b có thể là hành tinh sinh đôi với Trái đất

Các nhà thiên văn học dự đoán Kepler-22b là một hành tinh khí, nơi có nhiệt độ bề mặt không quá nóng cũng không quá lạnh và có thể chứa nước lỏng trên bề mặt, bởi vậy có thể tồn tại sự sống.

Xem thêm:

1. Những biến đổi cơ thể của phi hành gia khi sống trong vũ trụ

2. Pangaea và câu chuyện về Thuyết Trôi dạt Lục địa

3. Sứ mệnh cứu Trái đất khỏi thiên thạch của tàu vũ trụ hạt nhân

4. Hình ảnh siêu bão Maysak sắp đổ bộ vào Philippines nhìn từ vũ trụ

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.