Phát hiện về tuổi thọ thật của Mặt trăng

(Ngày Nay) - Một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ rằng Mặt trăng "trẻ hơn" 85 triệu năm so với số tuổi mà con người ước tính trước đây.
Hình minh họa của NASA mô tả mặt trăng khi bề mặt này bị nóng chảy vào hàng tỷ năm trước. Ảnh: CNN
Hình minh họa của NASA mô tả mặt trăng khi bề mặt này bị nóng chảy vào hàng tỷ năm trước. Ảnh: CNN

Các nhà khoa học từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã tính toán mất bao lâu đại dương magma của mặt trăng có thể làm mát, bởi nhiều quan điểm cho rằng bề mặt của Mặt trăng từng nóng chảy, và họ ước tính rằng Mặt trăng thực sự "trẻ hơn" 85 triệu năm so với quan niệm trước đây.

Vì vậy, theo các nhà khoa học Đức, Mặt trăng thực sự được sinh ra ở phần cuối trong quá trình hình thành Trái đất.

"Đây là lần đầu tiên tuổi của Mặt trăng có thể được liên kết trực tiếp với một sự kiện xảy ra vào quá trình hình thành của Trái đất, cụ thể là sự hình thành của lõi", Thorsten Kleine, đồng tác giả nghiên cứu từ Viện Địa chất học tại Đại học Münster ở Đức.

Mặt trăng được tạo ra như thế nào?

Nhiều nhà khoa học đồng thuận nguồn gốc của Mặt trăng: khoảng 4,51 tỷ năm trước, Trái đất vẫn còn đang nóng lên và thay đổi nhanh chóng. Trong thời gian đó, "hành tinh xanh" đã va chạm với một tiền hành tình (protoplanet) có tên Theia, lực va chạm mạnh tới mức đã khiến đất đá bắn ra ngoài không gian.

Những mảnh vỡ này sau đó đã được tích tụ lại trong hàng nghìn năm và hình thành vệ tinh tự nhiên của Trái đất - Mặt trăng.

Năng lượng tạo ra từ sự kết tụ của đá tạo ra một đại dương magma trên bề mặt hành tinh non trẻ. Cuối cùng nó kết tinh và hình thành bề mặt Mặt trăng như chúng ta biết ngày nay.

Làm thế nào để tính tuổi Mặt trăng?

Các mẫu vật thu thập được trong các nhiệm vụ Apollo và các nhiệm vụ khám phá của robot Luna thuộc Liên Xô đã không cung cấp đủ dữ liệu để tính toán tuổi của Mặt trăng. Vì vậy, các nhà khoa học đã phải tìm các phương pháp khác.

Sử dụng một mô hình máy tính, các nhà khoa học đã ước tính khoảng thời gian để đại dương magma của Mặt trăng làm mát và hóa rắn. Biết được quá trình kết tinh đó sẽ giúp tìm ra tuổi thọ của Mặt trăng.

Các mô hình trước đây ước tính phải mất tới 30 triệu năm để đại dương magma nguội lạnh. Nghiên cứu mới này đã gợi ý những mô hình đó đã mất hàng triệu năm.

Nhưng làm thế nào để tái diễn lại một quá trình diễn ra trong thời kỳ đầu của sự tồn tại của hệ Mặt trời? Phần đó đòi hỏi một "trí tưởng tượng và sáng tạo tuyệt vời", các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học cũng cần tính toán thành phần của các khoáng chất cổ đại hình thành khi đại dương magma hóa rắn. Điều này giúp họ liên kết các loại đá khác nhau với các giai đoạn nhất định của quá trình tiến hóa của đại dương magma.

Tất cả các mô hình đó chỉ ra rằng mặt trăng phải mất gần 200 triệu năm để làm mát magma nóng chảy và tạo ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là lớp vỏ mặt trăng.

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng tuổi thọ của Mặt trăng rơi vào khoảng 4.425 tỷ năm, tức là trẻ hơn 85 triệu năm so với những gì các nghiên cứu trước đây đã chứng minh. "Đó là khoảng thời gian lõi Trái đất ổn định", các nhà nghiên cứu cho biết.

Theo CNN
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
Mẹ đẻ là "vũ khí bí mật" của tỷ phú Musk
(Ngày Nay) - Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, là gương mặt tiêu biểu của xu hướng “những người ảnh hưởng bạc” (silver influencer) với thành công trong vượt qua nghịch cảnh và tạo đồng cảm mạnh mẽ tại Trung Quốc. Liệu bà có thể là vũ khí bí mật của tỷ phú Elon Musk tại quốc gia tỷ dân?
Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.