Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội, đời sống của tương lai, huyện Bình Lục (Hà Nam) xác định rõ mục tiêu về việc sẽ lấy việc phát huy giá trị di sản văn hoá làm nòng cốt, lấy việc định hướng “công nghiệp văn hoá” làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển

Phát huy giá trị di sản Văn hóa Đồng Chiêm

Mới đây, tại huyện Bình Lục tổ chức Hội thảo “Văn hóa đồng chiêm Bình Lục-truyền thống và hiện đại” với nội dung chính về việc lấy việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Đồng Chiêm Bình Lục làm động lực cho sự định hướng phát triển trong tương lai, các đại biểu đều có chung quan điểm nhận định đây là một thế mạnh rất lớn cần được phát huy tối đa.

Tại hội thảo, đồng chí Lê Xuân Huy – Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện Bình Lục cho biết, huyện Bình Lục - là một vùng đất cổ, cái “rốn nước” của Châu thổ Bắc Bộ. Từ xa xưa, khi nhắc tới Bình Lục, người ta vẫn thường nói đến một vùng chiêm trũng, đã đóng đinh với cảnh: “chiêm khê, mùa thối”, “sáu tháng đi chân, sáu tháng đi tay”, “sống ngâm da, chết ngâm xương”,... Tuy nhiên, dưới sự cố gắng không ngừng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong những năm qua, huyện Bình Lục đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt từ kinh tế, xã hội, đời sống.

Là một huyện chuẩn Nông thôn mới, hiện nay chính quyền cùng nhân dân Bình Lục đang nỗ lực để trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới đây, đồng chí Lê Xuân Huy cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này thì cần có sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và sự định hướng chính xác.

Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển ảnh 1

Đồng chí Lê Xuân Huy - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Bình Lục phát biểu tại Hội thảo

Đồng chí Lê Xuân Huy chia sẻ, nói tới Bình Lục là nói tới một địa phương có bề dày chiều sâu văn hoá, là cặp biểu tượng văn hóa Núi Quế - Sông Ninh; Bảo vật Quốc gia mang tên một địa danh của Bình Lục: “Trống đồng Ngọc Lũ”, là nói tới quê hương của Tam nguyên Yên Đổ - Thi bá nổi tiếng Nguyễn Khuyến. Là quê hương của một “Người Công giáo Cộng sản” Trần Tử Bình - người lãnh đạo làm nên một “Phú Riềng Đỏ” năm 1930, là Một trong 11 vị Tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được Bác Hồ phong tướng…

Với lợi thế đó, trong những năm qua, huyện Bình Lục luôn lấy việc phát huy di sản văn hoá làm nền tảng cho sự phát triển chung của xã hội. Tiếp nối truyền thống văn hiến và cách mạng của các bậc tiền nhân đã tạo dựng nên, từ khi hình thành đến nay, đặc biệt là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, người Bình Lục luôn phấn đấu vươn lên, lao động sáng tạo, xây dựng cuộc sống mới, bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa đồng chiêm trong công cuộc xây dựng quê hương giàu đẹp, phát triển bền vững.

Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển ảnh 2

Hình ảnh tại một cơ sở sản xuất rượu Vọc theo hướng hiện đại hoá trên nền tảng gìn giữ được nét đặc sắc văn hoá được huyện Bình Lục triển khai rất hiệu quả.

Đồng chí Lê Xuân Huy khẳng định, nhằm tìm hiểu và quảng bá sâu rộng hơn nữa kho tàng di sản văn hóa truyền thống và hiện đại của xứ đồng chiêm Bình Lục, làm rõ hơn ý nghĩa của đồng chiêm, vì sao lại gọi là đồng chiêm, văn hóa Đồng Chiêm là gì? Và văn hóa đồng chiêm Bình Lục có khác gì với đồng chiêm ở những nơi khác… Hội thảo khoa học "Văn hóa đồng chiêm Bình Lục-truyền thống và hiện đại" lần đầu tiên đã được huyện Bình Lục tổ chức.

Trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng trong thế giới Kỷ nguyên số, thực hiện Nghị Quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Lục lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt là khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang nỗ lực triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, việc tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hóa đồng chiêm Bình Lục truyền thống và hiện đại" có ý nghĩa rất lớn. Kết quả của Hội thảo giúp Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Bình Lục triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa đồng chiêm Bình Lục trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt trú trọng công tác bảo tồn văn hoá

Để xây dựng Bình Lục trở thành “Điểm đến hấp dẫn” thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động, du khách trong và ngoài nước…, huyện Bình Lục đã và đang tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Lục lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 với mục tiêu xác định: “Tiếp tục phát triển văn hoá đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia phát triển văn hoá, thể thao. Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch... ";

Xác định rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của các di sản văn hóa đối với xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cấp ủy, chính quyền huyện Bình Lục luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, tạo tiền đề và động lực mới đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển ảnh 3

Trong những năm gần đây huyện Bình Lục có những sự phát triển vượt bậc về mọi mặt

Công tác nghiên cứu, sưu tầm về lịch sử, văn hoá địa phương luôn được huyện quan tâm chỉ đạo. Năm 2019, huyện Bình Lục đã triển khai nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn ra mắt cuốn sách "Địa chí huyện Bình Lục", xuất bản vào dịp Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2020-2025.

Năm 2021, huyện đã khởi công xây dựng Nhà hội trường đa năng và phòng truyền thống huyện Bình Lục; Ban hành Đề án Phát huy giá trị văn hoá đồng chiêm trong xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025; Tổ chức Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Bình Lục, với mục đích giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người Bình Lục trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, đồng thời để xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu cho huyện Bình Lục.

Cùng với đó huyện Bình Lục cũng phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong công tác kiểm kê, khảo sát khảo cổ học tại các di tích, dấu tích trên địa bàn để nghiên cứu, nhận diện, đánh giá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời gian tới.

Công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích, di sản văn hóa được thực hiện đúng quy định và nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 20/37 di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo đạt tỷ lệ 65%, với tổng kinh phí khoảng 65 tỷ đồng (nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng, xã hội hóa 25 tỷ đồng).

Phát huy giá trị di sản văn hoá làm động lực cho sự phát triển ảnh 4

Từ đường Nguyễn Khuyến - một trong những di tích văn hoá đặc biệt tại huyện Bình Lục

Năm 2018, vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hà Nam, Nhà nước đã trao Bằng công nhận Khu lưu niệm Cát Tường là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về tầm quan trọng của văn hóa: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của các cấp bộ Đảng về văn hóa; Thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện đề ra; trân trọng giữ gìn và không ngừng bổ sung những thành tựu mới kết tinh từ cuộc sống hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các vùng miền trong nước và thế giới để làm phong phú kho tàng di sản Văn hóa Đồng Chiêm đã và đang tuôn chảy trong mạch Đất và Người Bình Lục hôm nay.

Tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của vùng quê Núi Quế- Sông Ninh, xây dựng quê hương Bình Lục an bình, điểm đến du lịch của du khách và điểm đến đầu tư, an toàn hiệu quả. Tiếp tục huy động các nguồn lực để củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới bền vững, tập trung xây dựng Bình Lục trở thành huyện nông thôn mới nâng cao vào cuối nhiệm kỳ.

Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
Khám phá công trình kiến trúc Pháp cổ trên "Giao lộ sáng tạo"
(Ngày Nay) - Tháng 11/2024, hàng loạt các công trình kiến trúc Pháp cổ sẽ được mở cửa đón khách tham quan, trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo” do UBND TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...